Máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt va nhau trên đường băng

Vinh Hải Thứ sáu, ngày 11/07/2014 17:38 PM (GMT+7)
Lúc này, kiểm soát viên không lưu mới phát hiện, hủy ngay lệnh cất cánh đối với JPA. Phải mất 56s, máy bay của VNA mới rời khỏi đường băng để vào sân đỗ, đủ điều kiện cho JPA cất cánh. Lúc 20h48’, máy bay của JPAcất cánh an toàn. Toàn bộ sự việc diễn ra trong vòng 7 phút.
Bình luận 0

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam ngày 11.7 cho biết đã làm rõ nguyên nhân vụ việc nhầm tín hiệu bay tại sân bay Đà Nẵng.

Sự việc xảy ra ngày 27.6 tại sân bay quốc tế Đà Nẵng khi máy bay của Vietnam Airlines (VNA) đang hạ cánh và tàu bay của Jetstar Pacific (JPA) chuẩn bị cất cánh.

Cụ thể, lúc 20h41’17s, chuyến bay HVN130 của VNA được nhân viên điều hành không lưu cho phép hạ cánh xuống đường băng 35 Phải. Tổ lái đã báo cáo nhận huấn lệnh. Cách đó 7s, chuyến bay PIC595 của JPA đang dừng chờ tại đường lăn E5.

Kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho phi công rẽ phải vào đường băng 35 Phải, lăn bánh đến cuối đường và quay đầu để vào đường băng 17 Trái chuẩn bị cất cánh.

17s sau, máy bay VNA được lệnh lăn chậm trên đường băng và dừng lại trước đường lăn E5 để chờ.

Lúc 20h46’38s, kiểm soát viên không lưu chỉ thị cho máy bay của JPA cất cánh theo đường băng 17 Trái. Nhưng chỉ 12s sau khi yêu cầu JPA cất cánh được đưa ra, phi công của VNA thông báo với đài không lưu chưa thoát ra khỏi đường băng.

Lúc này, kiểm soát viên không lưu mới phát hiện, hủy ngay lệnh cất cánh đối với JPA. Phải mất 56s, máy bay của VNA mới rời khỏi đường băng để vào sân đỗ, đủ điều kiện cho JPA cất cánh. Lúc 20h48’, máy bay của JPAcất cánh an toàn.

Toàn bộ sự việc diễn ra trong vòng 7 phút.

Theo đánh giá, kiểm soát viên không lưu đã không quan sát nên cấp huấn lệnh cho máy bay JPA cất cánh trên đường băng 17 Trái trong khi máy bay của VNA vẫn chưa ra khỏi đường băng.

Bản tin quan trắc cho thấy tại sân bay không có hiện tượng thời tiết đặc biệt, tầm nhìn khoảng 10 km. Các hệ thống thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát đều hoạt động bình thường. Vì vậy, trách nhiệm điều hành không lưu do Cty quản lý bay miền Trung thuộc TCty quản lý bay Việt Nam.

Sáng 11.7, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu làm rõ sự việc này. Ông Thăng yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc xảy ra ở sân bay Đà Nẵng, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan, trong đó có vai trò của Tổng giám đốc Tổng Công ty quản lý bay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem