Ngư dân bình thản đánh bắt mặc lệnh cấm phi lý của Trung Quốc

Công Xuân Thứ ba, ngày 17/05/2016 15:36 PM (GMT+7)
Bình thản trước lệnh cấm ngang ngược, phi lý của phía Trung Quốc, tại nhiều cảng và cửa biển trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, hằng ngày vẫn tấp nập những chuyến tàu cá đi về từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Bình luận 0

PV NTNN/Dân Việt đã có mặt tại cảng Sa Kỳ vào đầu giờ chiều ngày 17.5, cũng là lúc 3 chiếc tàu khoang đầy tôm cá vừa trở về và cập tại đây.

Trên khuôn mặt sạm đen về nắng và gió biển, ngư dân Trần Văn Kim (30 tuổi), ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỏ rõ sự phấn khởi, nói: "Tui ra khơi đánh bắt tại Trường Sa được khoảng 22 ngày. So với chuyến trước có ít hơn, nhưng lượng hải sản các loại đánh bắt được ước cũng trên 12 tấn. Trừ các khoản chi phí chắc lời khoảng 170 triệu đồng".

img

Cảng biển Sa Kỳ luôn nhộn nhịp tàu cá đi về từ Hoàng Sa, Trường Sa.

Còn chủ tàu cá Bùi Minh Hiền (41 tuổi), ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết: "Chuyến khai thác đánh bắt hải sản tại Hoàng Sa vừa trở về cách đây khoảng 4 ngày, bán được trên 330 triệu đồng; cao hơn chuyến trước đó cũng đánh bắt tại vùng biển này khoảng 50 triệu đồng".

Theo nhiều ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi, những ngày này là thời gian cao điểm của vụ khai thác hải sản hàng năm, đặc biệt là tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy phần lớn tàu thuyền xa bờ của ngư dân đều tập trung ra đây để khai thác.

Khi nghe hỏi về việc Trung Quốc có lệnh cấm ngang ngược tại 2 vùng biển trên (từ ngày 16.5-1.8), nhiều chủ tàu và ngư dân bình thản: "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, chứ có liên quan gì đến họ (Trung Quốc) đâu mà cấm ngư dân Việt Nam ra đánh bắt".

"Lệnh cấm vô lý đó ai mà để ý làm gì. Tui đã lấy xong nhiên liệu, lương thực, thực phẩm rồi, ngày mai sẽ cùng 8 thuyền viên ra Trường Sa đây", chủ tàu cá Lê Thanh Ngân (38 tuổi), ở Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi nói giọng chắc nịch.

Ngư dân Trần Qui (28 tuổi), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn gần đó cũng vui chuyện, nói: "Bây giờ bên cạnh ngư dân còn có lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển... luôn hỗ trợ nên ngư dân càng vững vàng hơn trước rất nhiều".

"Tuy nhiên để tránh phía Trung Quốc “làm càn” bằng cách cho người đưa phương tiện ra gây hại, bắt... Chúng tôi sẽ cảnh giác và liên kết lại với nhau bằng cách đi gần; thường xuyên liên lạc qua máy Icom thông báo tình hình, kịp thời hỗ trợ nhau khi phát hiện tàu lạ...", nhiều ngư dân cùng bày tỏ.

img

img

img

Cá về từ Hoàng Sa, Trường Sa

img

img

Chuẩn bị lưới, đá lạnh... cho chuyến ra khơi mới tại Hoàng Sa, Trường Sa

img

img

Trên đường ra khơi

img

Để tránh bị phía Trung Quốc “làm càn”, ngư dân thường chọn đi gần để kịp thời hỗ trợ cho nhau

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem