Nông sản ùn ứ, khó tiêu thụ: Tọa đàm đề cập toàn chuyện “Biết rồi, nói mãi”

Mai Hương Thứ ba, ngày 26/05/2015 16:54 PM (GMT+7)
“Những gì mà các nhà quản lý đề cập tại cuộc tọa đàm là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!. “Thay vì đổ lỗi, nhận trách nhiệm “suông” thì các bộ ngành, địa phương cần xem sẽ phải làm gì, hướng dẫn như thế nào cho người dân; tham mưu ra sao cho Chính phủ..."
Bình luận 0

Chiều 25.5, báo điện tử VnExpress tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải pháp tiêu thụ - xuất khẩu nông sản”.

Ông Trần Tuấn Anh- Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Nguyễn Mạnh Dũng-Trưởng phòng Chế biến (Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối) nêu nguyên nhân của tình trạng ùn ứ là do thiếu quy hoạch; chế biến nông sản của chúng ta còn yếu kém, hầu hết nông sản của ta đang trong giải đoạn sơ chế, các sản phẩm chất lượng cao còn hạn chế. Tỷ trọng chế biến sâu hiện nay chỉ chiếm 10-30% tổng sản lượng nông sản sản xuất ra; bị phụ thuộc vào một số thị trường trong khi tiêu thụ trong nước chưa phát triển.

img
Xe tải chở dưa hấu xếp hàng dài chờ xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: Đàm Duy

Trao đổi với NTNN, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng bình luận: “Những gì mà các nhà quản lý đề cập tại cuộc tọa đàm là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!. “Thay vì đổ lỗi, nhận trách nhiệm “suông” thì các bộ ngành, địa phương cần xem sẽ phải làm gì, hướng dẫn như thế nào cho người dân; tham mưu ra sao cho Chính phủ để nông sản của nông dân làm ra có thể tiêu thụ một cách hiệu quả…”-ông Thắng nói.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng, nhà quản lý không thể bắt buộc nông dân đang trồng dưa lại chuyển sang cây lúa mà việc định hướng thị trường phải phụ thuộc phần lớn vào quyết định của người nông dân. “Không thể bắt nông dân trồng cái A cái B vì khi họ trồng xong nếu không bán được họ sẽ mang đến cửa nhà quản lý”-ông Dũng nói. Do đó, ngành nông nghiệp phải làm sao để định hướng người nông dân trồng cây gì thì cân nhắc tới sự phù hợp với thế mạnh của người dân cũng như nhu cầu thị trường.

Một số chuyên gia khác thì đưa ra giải pháp: “Phải để thông tin thị trường đến được người dân, doanh nghiệp, để cơ quan quản lý nhà nước nắm được và điều hành theo đúng định hướng thì mới mong nông sản làm ra có lối thoát”. Hội thảo cũng ghi nhận khuyến nghị: “Chúng ta phải tổ chức sản xuất để nông sản không trùng với mùa vụ của Trung Quốc” và phải có cơ chế cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường Trung Quốc, có kết nối sâu với thị trường nội địa Trung Quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem