Rùng mình nghe vợ nhạc sĩ Văn Cao kể chuyện đối mặt “chúa sơn lâm“

Hậu Thạch - Hồng Liên Thứ bảy, ngày 07/02/2015 09:42 AM (GMT+7)
Những ai yêu mến nhạc sĩ Văn Cao hẳn không còn lạ lẫm với bà Nghiêm Thúy Băng, người phụ nữ đã gắn bó trọn cuộc đời mình bên nhạc sĩ tài hoa. Giai nhân đất Hà thành từng có thời gian theo chồng lên Việt Bắc để ủng hộ kháng chiến. Và câu chuyện bà đối mặt với "chúa sơn lâm" cũng được kể lại từ đây...
Bình luận 0

Câu chuyện ngót nghét cách đây đã hơn nửa thế kỉ. Cả người kể lẫn người nghe dường như cùng ngược dòng thời gian, tìm về những kí ức sâu thẳm nhất, nơi quá khứ và thực tại chỉ cách nhau trong gang tấc. Tất cả cứ thế trôi đi để rồi đọng lại sau cuối là hình ảnh người phụ nữ đầy nghị lực, can trường ẩn trong nét xinh đẹp, đài các của một giai nhân đất kinh kỳ phồn hoa.

Sinh ra giữa thời buổi đầy biến động, tiểu thư Thúy Băng xinh đẹp, đài các dù là con gái một gia đình quyền quý đương thời cũng không tránh khỏi giây phút nặng lòng. Cha của Thúy Băng, ông Nghiêm Xuân Huyến, một nhà tư sản yêu nước, vì tổ chức in tài liệu bí mật cho cách mạng mà bị chính quyền thực dân ám sát. Kể từ đó, cuộc sống yên bình của người con gái Tràng An cũng bước sang một trang mới...

Năm 17 tuổi, Thúy Băng gặp được tình yêu lớn của đời mình đó là chàng nhạc sĩ tài hoa Văn Cao, tác giả của những tình khúc lãng mạn như Suối mơ, Thiên thai mà bà đã ngưỡng mộ từ lâu. Kết quả là một đám cưới nho nhỏ nhưng vô cùng ấm cúng được tổ chức để tác thành cho đôi lứa.

Sau đám cưới, bà Thúy Băng theo chồng lên Việt Bắc tiếp tục phong trào kháng chiến dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mặt trận Việt Minh. Tại căn cứ địa cách mạng bà được tổ chức phân công tới bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh với nhiệm vụ biên tập, bảo quản và lưu trữ những hình ảnh tư liệu quý giá.

Những tháng ngày ở Việt Bắc cũng là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của người con gái đất Hà thành. Từ một tiểu thư đài các, quen sống êm đềm trong nhung lụa bỗng chốc phải làm quen với áo nhuộm, áo sòng, rồi tự chẻ củi, nấu nướng, gánh nước thật chẳng phải chuyện dễ dàng. Ấy thế mà bà vẫn chăm lo chu đáo cho chồng từng bữa cơm, manh áo để ông yên tâm sáng tác, cổ vũ phong trào cách mạng.

img

Trong căn gác nhỏ trên phố Yết Kiêu, bà Thúy Băng vẫn luôn giữ bên mình những kỷ vật quý giá gắn liền với kí ức xưa.

Nhớ về giai đoạn ấy, bà không quên cảm ơn những người dân bản xứ đã hết mình vì cán bộ cách mạng : "Họ tốt bụng lắm, không chỉ cho cơm, gạo nuôi cán bộ mà còn sẵn sàng nhường từng mái nhà, gác bếp cho cán bộ ở. Chính vợ chồng tôi cũng được sống trong căn nhà sàn như thế. Ở trên là người ở, bên dưới nuôi lợn, gà tăng gia cho bữa ăn... Không có họ thì lấy đâu ra ngày cách mạng chiến thắng". 

Nhưng có lẽ kỉ niệm khó quên nhất với bà khi sống giữa núi rừng chiến khu chính là những lần được diện kiến với "chúa sơn lâm". Thoạt nghe đã rùng mình.

"Ngày ấy núi rừng Việt Bắc còn hoang vu, rậm rạp. Chúng tôi ngoài thời gian công tác thì lúc rảnh rỗi còn lại chủ yếu là cuốc đất, trồng rau, nuôi lợn, gà tăng thêm khẩu phần ăn. Thực túc thì binh cường mà! Các cụ nói thế, Bác Hồ cũng nói vậy...", bà kể.

"Hôm ấy, khi mọi người vừa xong bữa cơm tối, đang lúc trò chuyện thì bất chợt nghe tiếng lợn kêu rống lên phía mấy căn nhà sàn nơi nuôi gia súc, gia cầm. Không ai bảo ai, mỗi người đều mang theo cuốc xẻng, gậy gộc nhanh chân hướng về phía phát ra tiếng kêu, trong lòng đầy hoang mang, lo lắng. Đến nơi ai nấy đều giật thót, hãi hùng khi trong màn đêm là một sinh vật to lớn, mình đầy lông lá, liên tục phát ra những tiếng gầm gừ,  đầy khiêu khích. Không nói thì mọi người đều hiểu sinh vật gớm ghiếc ấy chính là "chúa sơn lâm" đã viếng thăm hòng bắt trộm gia súc. Vậy là đám đông thi nhau hò hét tri hô, kẻ dùng đuốc khua, người dùng gậy đập vào nhau, tôi thì dùng kẻng tạo ra tiếng kêu để xua đuổi hổ về rừng", bà Thúy Băng nhớ lại.

Chuyện hổ vào khu căn cứ địa bắt trộm gia súc, gia cầm của cán bộ xảy ra như cơm bữa. Theo bà Băng, mỗi lúc như vậy thì kẻng chính là phương tiện hữu hiệu nhất để xua đuổi chúng và... vì nhiều quá nên bà cũng không nhớ rõ là bao nhiêu lần mình đánh kẻng nữa.

Chỉ biết rằng hổ ngày xưa táo tợn lắm. Quân ta dù có súng cũng không dám bắn hổ vì mỗi tiểu đội chỉ được trang bị dăm ba khẩu, đạn cũng chỉ có dăm ba viên, số đó là để chiến đấu với thực dân Pháp.

Cho đến hôm nay, khi phóng viên hỏi rằng bà có sợ hổ hay không thì người phụ nữ ấy vẫn trả lời một cách không hề do dự: "Sống giữa một bầy hổ người còn không sợ thì nói gì đến hổ rừng".

Câu nói ấy đã khắc họa nên chân dung của bà, một người con gái Hà thành với vẻ đẹp bên ngoài dù đã phôi pha theo thời gian nhưng tinh thần cách mạng và nhiệt huyết đấu tranh thì mãi trường tồn cùng năm thán

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem