Sau "con đường gốm sứ" là... "chiếc cầu hội họa"?

Thứ sáu, ngày 24/08/2012 19:34 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Em tính, với chiều rộng như thế, chiều dài như thế, ta "cải tạo" mặt cầu thành… bức tranh theo trường phái trừu tượng để thưởng thức tính nghệ thuật của những vết nứt lồi lõm mang nhiều hình thù kỳ dị nói trên.
Bình luận 0

- Tháng 10 năm 2009, cầu Thăng Long (Hà Nội) xuống cấp trầm trọng, ngành giao thông đầu tư hơn 90 tỷ đồng để bóc ra làm lại lớp phủ mặt cầu. Những vết nứt được trám lại, nhưng chúng lại nứt nữa, nứt mãi…

- Vâng, vá đi vá lại đến 4-5 lần nhưng đến nay nứt vẫn hoàn nứt. Ngành giao thông giải thích do thời tiết bất lợi nên lớp nhựa mới không bám dính, mới nứt vỡ mặt cầu.

- Biết ngay lại đổ cho thời tiết, tức là đổ cho trời. Nào thiếu điện do trời mưa ít, đường ngập do trời mưa nhiều, cây gãy đè chết người do trời nổi gió to…

- Nhưng mặt cầu Thăng Long càng chữa càng hỏng thì chữa làm gì? Em có kế này, từ nay đừng chữa cầu này nữa, cứ để đấy, càng hỏng càng… hay.

- Chú nói lạ, như vậy làm sao đi lại được?

- Không cần đi lại. Em tính, với chiều rộng như thế, chiều dài như thế, ta "cải tạo" mặt cầu thành… bức tranh theo trường phái trừu tượng để thưởng thức tính nghệ thuật của những vết nứt lồi lõm mang nhiều hình thù kỳ dị nói trên. Hà Nội đã có "con đường gốm sứ", nay có thêm "chiếc cầu hội họa" càng hay chứ sao?

- Nhưng còn việc đi lại?

- Đã từng có… cầu phao, lo gì.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem