Tòa vi phạm luật khi đề xuất xử phạt báo chí đưa tin sai

Thứ sáu, ngày 14/03/2014 11:52 AM (GMT+7)
Sau khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (14.3), dự thảo Pháp lệnh Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án đã bị trả về để sửa chữa, bổ sung.
Bình luận 0
Bên cạnh việc Tòa án vi phạm luật khi đề xuất xử phạt báo chí đưa tin sai, dự thảo Pháp lệnh Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án (Pháp lệnh) còn có nhiều quy định không đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

 Hoạt động báo chí được pháp luật bảo hộ.
Hoạt động báo chí được pháp luật bảo hộ.

Cụ thể, trong dự thảo Pháp lệnh có đưa ra quy định xử lý hành vi đưa tin sai sự thật. Tại Điều 25 của dự thảo Pháp lệnh đưa ra quy định: Xử lý hành vi đưa tin sai sự thật về việc giải quyết vụ việc của Toà án.

1. Cảnh cáo đối với hành vi đưa tin sai sự thật về việc giải quyết vụ việc của Toà án.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 điều này nếu có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này hoặc đã bị cảnh cáo về hành vi đó mà còn vi phạm.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 điều này còn có thể bị áp dụng hình thức xử lý bổ sung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 của Pháp lệnh này.

Còn tại Điều 17, có quy định Xử lý các hành vi vi phạm trật tự, nội quy phiên toà: Ghi âm, ghi hình tại phiên toà mà không được sự đồng ý của Chánh án Toà án nơi giải quyết vụ án hoặc chủ toạ phiên toà giải quyết vụ án.

Điều này không nói rõ đối với người là nhà báo việc ghi âm, ghi hình, tác nghiệp tại phiên tòa được loại trừ khỏi điều luật trên. Và trên thực tế đa phần người có nhu cầu ghi âm, ghi hình tại phiên tòa là nhà báo. Nếu căn cứ theo quy định trên thì sẽ được hiểu kể cả nhà báo muốn ghi âm, ghi hình để làm tư liệu đưa tin về phiên tòa cũng phải được sự đồng ý của Chánh án hoặc chủ tọa giải quyết vụ án.

Theo khoản đ Điều 15 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 quy định nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Về quy định xử lý hành vi đưa tin sai sự thật về việc giải quyết vụ việc của Tòa án (khoản 8 Điều 16 của dự thảo Pháp lệnh), theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội là không phù hợp với Điều 9, Điều 28 của Luật Báo chí sửa đổi năm 1999. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, trong đó có quy định về nội dung thông tin (Điều 8), thẩm quyền xử phạt vi phạm (các điều 31, 32, 33 và 34).
Lương Kết (Lương Kết)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem