Tôi dạy con bằng lời hay lẽ đẹp

Minh Nguyệt (ghi) Thứ bảy, ngày 28/06/2014 18:26 PM (GMT+7)
Trong khi nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ cho mình những quan điểm về cách dạy con bằng đòn roi, thì nhiều người làm cha mẹ thức thời đã nhanh chóng trang bị cho bản thân những kiến thức mới dạy con.
Bình luận 0

Dân Việt xin giới thiệu với bạn đọc bài viết về “hiến kế” dạy con bằng “lời hay lẽ đẹp” của một bà mẹ trẻ - chị Nguyễn Lan Anh ở Đông Anh, Hà Nội.   

Cách đây gần 1 năm lúc con trai tôi vừa lên 3 tuổi, tôi đã gửi nó đi nhà trẻ. Tôi rất bất ngờ vì nghĩ con đi nhà trẻ thì sẽ ngoan hơn, nhưng sự thật không như tôi mong đợi. Con trai tôi trở nên bướng hơn, cháu thường xuyên đánh bạn và không nghe lời cô giáo. Lúc đó tôi  đã rất lo lắng, cả hai vợ chồng tôi đã phải tìm tới trung tâm tham gia một lớp học về “Kỷ luật không nước mắt” để có thể dạy con.

Tại đây, chúng tôi đã được học nhiều phương pháp để dạy con, thậm chí là hiểu và làm bạn với con. Xin chia sẻ với bố mẹ mong mọi người có thể tìm ra được những điểm phù hợp để có thể dạy con mình.

 Với trẻ dưới 6 tuổi, bài học đầu tiên giúp tôi hiểu một điều: Hãy tạo ra môi trường an toàn để cho con mình thỏa sức khám phá môi trường xung quanh nó. Thay vì việc quát nó, để con tránh xa cái ổ điện thì tôi nên bịt cái ổ điện đó lại. Bởi sau nhiều lần quát thì nó sẽ tránh xa cái ỏ điện nhưng vấn đề là nó không phải tránh xa cái ổ điện vì biết nó nguy hiểm mà đơn giản chỉ là sợ tôi. Hành vi ấy, có thể khiến con tôi lớn lên trở thành người hay sợ hãi, không tự tin, không dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khăn. 

Để dạy con, tôi đã phải học để nắm rõ những khái niệm về qui tắc thưởng phạt. Bạn cần tuyệt đối phải ghi nhớ chỉ thưởng phạt trên cái muốn, không thưởng phạt trên cái con cần. Vậy muốn là gì, cần là gì?

Cái cần cũng rất gần với những quyền của trẻ như: Cần: ăn, uống, ngủ, thở, vệ sinh, an toàn, hoạt động, cần yêu thương, học hành, lắng nghe, tôn trọng, phát triển, cảm thông, phát biểu, suy nghĩ. Trên đây tạm gọi là một nhu cầu căn bản của một con người cần có.

Chính vì những cái cần là quyền, mà quyền thì chúng ta không thể tước đi và chúng ta chỉ có thể tước đi của nó cái muốn. Cái muốn của trẻ chính là những thứ nằm ngoài cái quyền trên. Ví như: Việc ăn của con, con cần được ăn đủ dinh dưỡng, an toàn là đủ rồi, nhưng có thể con bạn còn muốn ăn KFC. Cái này chính là ý muốn thêm của con.

Vậy thì nếu bạn đưa ra những kỷ luật và con bạn không tuân theo bạn hãy trừng phạt con bằng cách không đáp ứng hoặc giảm sự đáp ứng với những thứ con muốn. Ví dụ thay vì một tháng cho con ăn KFC 4 lần thì giảm xuống còn hai lần, nếu con vẫn không nghe lời thì không cho trẻ ăn thêm một lần nào nửa.

Vậy khi chúng ta kêu con ngồi mà con không ngồi thì mình cần phải làm gì? Không lẽ mình đè con xuống, cột con lại?

Không, như thế thì còn bạo lực hơn nữa. Nếu con không ngồi thì chúng tã sẽ lấy dần đi các cái nó muốn: không ngồi thì cuối tuần không ăn KFC, không ngồi nữa thì không có pepsi trong tủ lạnh, không ngồi nữa thì sẽ thay vì 1h xem TV, chỉ còn 0,5h xem TV,.. cứ như vậy. Dần dần con bạn sẽ học được một bài học là: nếu không tuân thù các nguyên tắc thì chúng sẽ không có được những thứ mà chúng muốn.

Thời phong kiến trung cổ trừng phạt có nghĩa là hành hạ, nhưng thời hiện đại trừng phạt chỉ có nghĩa là nhắc nhở. Cho nên hãy thông minh trong cách trừng phạt con, đừng làm con bạn đau khổ.

Với những trẻ trên 6 tuổi  khả năng quản lý cảm xúc của chúng thường tốt hơn, vì vậy các mẹ có thể áp dụng cách dạy con bằng Bảng điểm.  Trên bảng điểm có thể ghi rất rõ các việc làm được cộng điểm và các việc làm bị trừ điểm.

Ví dụ như: Ăn cơm trong 30 phút, gặp người lớn chào hỏi, học bài đúng giờ… Vào cuối mỗi tuần các mẹ cùng con có thể tỏng kết số điểm này. 1 điểm sẽ là phần thường nhỏ, 2 điểm phần thưởng to hơn.

Bầu chọn
Bạn thường dạy con bằng cách nào sau đây?
Bố mẹ cũng không nên áp dụng thang điểm 10 thì được thưởng còn không được 10 điểm thì không được gì, như vậy sẽ dạy cho con: hoặc là có tất cả hoặc là không có gì cả. Như vậy cô tình khiến cho con sống ganh đua và bất cần. Nếu tổng điểm mà âm thì chúng ta sẽ lấy bớt đi những cái muốn của con.

 

 Nên nhớ, nếu bố mẹ muốn áp dụng kỷ luật bảng điểm với con thì bản thân bố mẹ cũng phải áp dụng bảng điểm với chính mình. Co vậy thì mới tạo ra được tính công bằng, sự cố gắng thi đua để trẻ quyết tâm thực hiện. Như gia đình tôi, ngoài cột chấm điểm của con còn có hai cột chấm điểm cho cả bố và mẹ.

Khi áp dụng biện pháp dạy con bằng bảng điểm, bố mẹ hãy khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả. Bởi điều này có thể vô tình khiến con cảm thấy sợ hãi mỗi khi làm bất cứ một việc gì. Cốt lõi của kỷ luật không nước mắt là ý chí tự mình muốn theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu, chứ không vì sợ hãi bạo lực hay thèm thuồng quyền lợi.

Nếu bị cha mẹ đánh mắng, con thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành. Vì vậy, để phạt con hiệu quả mà không cần đòn roi, cha mẹ cần nhớ một số nguyên tắc của kỷ luật không nước mắt: Không nạt nộ, đánh đập.

Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ “dạy” trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị ‘tóm’ khi mắc sai lầm.  Đừng buộc con phải lớn lên theo ý thích của mình, hãy để con phát triển tự nhiên. Khen chê  đúng lúc, để trẻ tự tin và hiểu đúng vấn đề.

Bố mẹ nên nhớ muốn con ngoan thì phải học cách dạy con, muốn con khỏe thì phải học cách nuôi con, muốn con thành công thì phải học cách hướng dẫn và đồng hành cùng con, muốn con gần gũi gắn bó với mình, thì phải học cách lắng nghe và chia sẻ cùng con.                  

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem