TP.HCM - vị thế đầu tàu nhưng… “chưa ra sức kéo”

Quốc Hải Thứ năm, ngày 19/05/2016 19:44 PM (GMT+7)
“Từ rất lâu nay, TP.HCM được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước và hiện vẫn đang giữ vai trò là đầu tàu nhưng tôi có cảm giác nó mới chỉ là một toa tàu thôi, chưa phát triển xứng tầm với đúng nghĩa đầu tàu của nó. Hoặc là nó chưa “ra sức kéo” hết khả năng…”.
Bình luận 0

Nhận định trên đây của PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã “làm nóng” Hội nghị “TP.HCM - Khát vọng vươn lên”, diễn ra tại TP.HCM sáng nay (19.5).

 “Dù TP.HCM rất có nguồn lực nhưng chưa được hành động trên nguồn lực hiện có bởi… không có cơ chế. Chính vì vậy, rất cần lãnh đạo TP.HCM phải có tầm nhìn tổng thể cho thành phố để từ đó mới đề xuất cơ chế từ Trung ương”, ông Thiên nói.

img

PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, cũng cho rằng TP.HCM cần có quy hoạch với “tầm nhìn tổng thể” trong 20-30 năm tới, tạo môi trường và điều kiện cho doanh nghiệp tự do cạnh tranh thực sự, đặt mục tiêu TP.HCM phải nằm trong top 5 thành phố các chỉ số quản trị.

“Muốn vậy, thành phố phải đề xuất với trung ương cho TP.HCM các chính sách vượt trội để thực sự trở thành đầu tàu và động lực tăng trưởng của phía Nam, của cả nước. Đó có thể là các cơ chế chính sách phân bổ và sử dùng nguồn lực cho phát triển về đất đai tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ, đổi mới toàn diện giáo dục, khoa học công nghệ... để tạo ra động lực cho sự phát triển", ông Bảo nói.

TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright gợi ý TP.HCM phải có tầm nhìn vượt đại dương để trở thành một đô thị phát triển vào năm 2045. Cụ thể, đặt mục tiêu đối tượng cạnh tranh của TP.HCM không phải là với các địa phương trong cả nước mà là với 12 thành phố trong khu vực.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem