Trung Quốc quyết bỏ từ "cúm gia cầm", lợi tỉ đô!

Chủ nhật, ngày 16/03/2014 13:32 PM (GMT+7)
Hiệp hội gia súc gia cầm quốc gia Trung Quốc cáo buộc việc gọi H7N9 là “cúm gia cầm” đã gây thảm hoạ cho ngành này khi dẫn đến thất thu hơn 100 tỉ NDT (tương dương trên 16,3 tỉ USD).
Bình luận 0
Ngay sau Tết Giáp Ngọ, ngày 7.2.2014, tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) đã kêu gọi các quốc gia có biên giới với Trung Quốc như Việt Nam, Myanmar, Lào,... cần chuẩn bị khẩn cấp và có kế hoạch ngăn chặn nguy cơ bùng phát cúm gia cầm…

Lời kêu gọi đưa ra sau khi phát hiện các trường hợp dương tính với virus cúm gia cầm H7N9 ở Quảng Tây, Vân Nam,... nâng tổng số nạn nhân cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc (TQ), Hong Kong và Đài Loan lên 290 với 66 ca tử vong, theo Tân Hoa Xã (THX). Số nạn nhân trong năm 2013 là 144.

Trước thực tế này, các nhà lãnh đạo ngành gia cầm TQ đồng loạt yêu cầu các quan chức y tế
và giới truyền thông hạn chế chia sẻ thông tin về tình hình lan rộng dịch cúm khi ngành này
rơi vào cảnh lao đao.

Tuyên bố trên website của Hiệp hội gia súc gia cầm quốc gia TQ cáo buộc việc gọi H7N9 là “cúm gia cầm” đã gây thảm hoạ cho ngành này khi dẫn đến thất thu hơn 100 tỉ NDT (tương dương trên 16,3 tỉ USD).
Hải quan Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng biên phòng, công an bắt giữ gia cầm nhập lậu. Ảnh: Hải quan Quảng Ninh
Hải quan Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng biên phòng, công an bắt giữ gia cầm nhập lậu. Ảnh: Hải quan Quảng Ninh

Theo báo cáo của ngành, có 70 triệu người làm việc trong ngành này năm 2012, đóng góp 1/4 doanh thu cho nông nghiệp và tạo ra lợi nhuận khoảng 689 tỉ NDT (khoảng 112 tỉ USD).

Một chiến dịch tuyên truyền và vận động hành lang dể loại bỏ từ “gia cầm” khỏi cụm từ “virus cúm gia cầm H7N9” đang được thực thi rốt ráo.

Một lá thư với chữ ký của 1.012 lãnh dạo doanh nghiệp và địa phương trong ngành gia cầm TQ được gửi tới trung tâm Ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh TQ và tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị gỡ bỏ chữ “gia cầm”.

Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm 2014, ngành đã thiệt hại 20 tỉ NDT (trên 3,2 tỉ USD). Lãnh đạo Quảng Đông, mấy tuần nay thậm chí dã chấm dứt việc chia sẻ thông tin về việc lây nhiễm cúm gia cầm cho báo chí. Mặt khác, các báo cáo về trường hợp nhiễm và tử vong do cúm gia cầm trên các website chính thống của các cơ quan địa phương liên quan cũng dang dần dần “biến mất”.

Trong khi dó, các lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cúm gia cầm H7N9 đang vận động quyết liệt cho “ý tưởng” này. Họ nói virus H7N9 còn tìm thấy ở nhiều động vật khác nên việc đặt tên là virus cúm gia cầm là “không công bằng”, virus này chỉ nên được gọi tên khoa học là “một loại virus cúm A” mà thôi.

Tuy nhiên, với virus cúm cụ thể như trường hợp cúm gia cầm H7N9, nguyên nhân chưa được xác dịnh rõ là chỉ từ gia cầm hay không, trong khi gia cầm đang là thức ăn quan trọng (theo Bloomberg, 29% gia cầm được tiêu thụ trực tiếp ngay sau giết mổ tại TQ, đặc biệt tại vùng phía Nam) thì virus này không nên được gọi là “cúm gia cầm”.

Một ví dụ khác là cúm lợn đã dược WHO đặt lại tên từ ngày 30.4.2009 khi sau dó chỉ dùng tên gọi “cúm A (H1N1) thay vì “cúm lợn” khiến thịt heo không còn bị từ chối trên thị trường. Trong khi dó, chỉ 7 – 8 giờ sau khi virus H7N9 xuất hiện, ngay lập tức nó dã bị gọi là “cúm gà”.

“Thư giải thích” việc cần đổi tên “cúm gia cầm H7N9” thành “cúm H7N9” đã được Uỷ ban Kế hoạch quốc gia gửi tới WHO, OIE (tổ chức Thú y thế giới), FAO và cho hay “có thể không loại trừ việc đưa vụ việc ra toà nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành”.

Trong khi đó, truyền thông phương Tây giữ một thái độ thận trọng vì họ không có cơ hội tiếp cận thông tin. Thay vào đó, một số báo uy tín của châu Âu như Le Figaro, Deutsche Welle,… có những bài báo phản ánh lo ngại của người tiêu dùng phương Tây trước thực phẩm có xuất xứ TQ.

Phát ngôn viên của WHO - Gregory Hartl từ Geneva cũng cho hay từ tháng 3.2013, WHO chưa tìm ra cơ chế truyền nhiễm nào khác ngoài từ gia cầm sang người nhiễm bệnh. Trong đáp trả ngắn gọn trên website, WHO cảnh báo “nguồn lây nhiễm dược cho là tiếp xúc trực hoặc gián tiếp với gia cầm đã nhiễm virus hoặc các môi trường đã bị lây nhiễm.

Không có bằng chứng được xác nhận về việc truyền nhiễm từ người sang người nên “Nói thật, quan điểm chúng tôi không thay dổi”.

Chỉ cần bỏ di một từ, ngành gia cầm TQ có thể tìm lại được hàng chục tỉ đôla. Tính toán này đang dược dẫn đạo bởi các hiệp hội nghề và lãnh đạo địa phương và cả giới truyền thông TQ; liệu đây có là một gợi ý để hiệp hội nghề các nước học hỏi là dùng “đấu tranh ngoại giao” với chiêu bài lợi ích của ngành. Tuy nhiên, khi cố gắng bảo vệ “quyền lợi hợp pháp của ngành” thì phải chăng không ai được quên quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng: Đó là quyền được thông tin rõ ràng về nguồn gốc và tình trạng hàng hoá sử dụng, thay vị bị mù thông tin và trở thành “đối tượng thử nghiệm” của bất cứ loại hàng hoá nào!
Thông tin thêm

Ngày 31.3.2013, trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9 đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc.

Vì Trung Quốc là một trong những khách hàng nhập khẩu ngô, đậu nành,… là nguyên liệu chính cho thức ăn gia cầm – lớn nhất thế giới nên việc sụt giảm ngành gia cầm cũng tác động mạnh tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Mỹ, tới các công ty như Cargill hay Tyson Foods,… làm giá các loại ngũ cốc này trên các sàn giao dịch bị ảnh hưởng.
Điệp Giang (phái viên của TGTT tại Châu Âu) (Điệp Giang (phái viên của TGTT tại Châu Âu))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem