Viện phí 13 tỷ đồng cho 2 năm điều trị

Lê Mai Chủ nhật, ngày 09/06/2019 05:58 AM (GMT+7)
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa cho biết, qua thống kê, một bệnh nhân mắc bệnh về máu đã có số tiền viện phí kỷ lục được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả lên đến 13 tỷ đồng chỉ trong vòng 2 năm điều trị.
Bình luận 0

Nhà nghèo, viện phí khổng lồ

Theo thống kê của Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam), từ năm 2017 đến hết tháng 5/2019, bệnh nhân Phan Hữu N (35 tuổi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã được Quỹ BHYT chi trả số tiền điều trị bệnh lên tới gần 13 tỷ đồng.

Cụ thể, bệnh nhân Phan Hữu N mắc bệnh “Thiếu yếu tố VIII di truyền” điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh). Năm 2017, tổng số tiền điều trị của bệnh nhân được Quỹ BHYT thanh toán là hơn 4,5 tỷ đồng; năm 2018 trên 7 tỷ đồng và 5 tháng đầu năm 2019, Quỹ BHYT đã thanh toán gần 1,4 tỷ đồng. Tổng số tiền điều trị được Quỹ BHYT thanh toán từ năm 2017 đến tháng 5/2019 là hơn 12,9 tỷ đồng.

img

 Bệnh nhân bị bệnh về máu thường có viện phí rất lớn. Ảnh: Điều trị cho bệnh nhân tại Viện Huyết học Truyền máu T.Ư.  (ảnh: Mai Lê)

Anh Phan Hữu N có mã số BHYT: BT286862162xxx thuộc nhóm đối tượng khó khăn, hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng nên chính sách BHYT càng trở nên có giá trị và là chỗ dựa to lớn, tiếp sức cùng anh chống chọi với bệnh tật.

Các chuyên gia huyết học truyền máu cho biết, bệnh hemophilia là một rối loạn của hệ thống đông máu, gây chảy máu kéo dài và theo người bệnh suốt đời. Điều trị hemophilia phải dài ngày và chi phí rất tốn kém, trung bình khoảng từ 400 - 500 triệu đồng/năm/bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nặng có thể lên tới hàng tỷ đồng và người bệnh phải điều trị cả cuộc đời. Đây là số tiền không hề nhỏ với cả những người giàu.

Thống kê của BHXH Việt Nam cũng cho biết, ngoài anh N, từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều bệnh nhân cũng được Quỹ BHYT thanh toán số tiền điều trị hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, hàng chục trường hợp bệnh nhân khác khi không may ốm đau bệnh tật cũng được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị từ 100 triệu trở lên.

Theo thống kê, đến nay ước có khoảng 83,6 triệu đối tượng tham gia BHYT, đạt khoảng 88,1% dân số. Như vậy, vẫn còn khoảng 12% dân số chưa tham gia BHYT, trong khi có thể thấy, với số tiền mua thẻ BHYT 750.600 đồng/năm khi chẳng may ốm đau, bệnh tật người tham gia sẽ được Quỹ BHYT chi trả tiền khám chữa bệnh lớn hơn gấp nhiều lần từ sự chia sẻ của cộng đồng qua chính sách này.

Đề xuất tăng hỗ trợ mua BHYT

BHYT đã cứu mạng cho nhiều bệnh nhân, ngay cả người giàu mà khi bệnh nặng, tai nạn, phải chi phí hàng tỷ đồng trong thời gian ngắn cũng khó lo được. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa tham gia được BHYT.

Theo thống kê, đến nay ước có khoảng 83,6 triệu đối tượng tham gia BHYT, đạt khoảng 88,1% dân số. Như vậy, vẫn còn khoảng , trong khi có thể thấy với số tiền mua thẻ BHYT 750.600 đồng/năm khi chẳng may ốm đau, bệnh tật người tham gia sẽ được Quỹ BHYT chi trả tiền khám chữa bệnh lớn hơn gấp nhiều lần từ sự chia sẻ của cộng đồng qua chính sách này.

Mới đây, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đã đánh giá cao những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện chính sách, pháp luật BHYT đã đạt được những kết quả tích cực. Người tham gia BHYT được hưởng dịch vụ y tế với chất lượng cao, giảm chi phí cho người bệnh, góp phần giảm nghèo và phát triển biền vững, thực hiện công bằng và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Tuy nhiên, bà Thúy cho rằng, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người dân chưa có điều kiện tham gia BHYT. Vì vậy, để đạt được BHYT toàn dân, Chính phủ cần tăng mức hỗ trợ một số nhóm tham gia BHYT.

Cụ thể: Luật BHYT quy định các đối tượng là học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình cận nghèo; nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Tuy nhiên, thực tế đối tượng này tham gia chưa nhiều; nhóm cận nghèo, học sinh, sinh viên chỉ đạt 20,4%; nhóm hộ gia đình đạt 18,2% trên tổng số người tham gia BHYT. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 30% chi phí, song do kinh tế gia đình chưa đảm bảo, nên việc tham gia BHYT của các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, hiện chưa có quy định nếu 100% thành viên trong hộ gia đình nông - lâm - ngư nghiệp tham gia BHYT thì được giảm mức đóng như đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT.

Chính vì vậy, để sớm đạt được mục tiêu BHYT toàn dân, Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung một số chính sách. Đơn cử: Tăng mức hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng trên từ 30% lên 50%; quy định hộ gia đình nông - lâm - ngư nghiệp nếu 100% thành viên tham gia BHYT được giảm mức đóng như đối với hộ gia đình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem