Trump sẽ mạo hiểm tất cả để ngăn Kim Jong-un có vũ khí hạt nhân?

Phương Đăng Thứ sáu, ngày 06/01/2017 11:59 AM (GMT+7)
Nhiều chuyên gia quân sự và quan chức Mỹ tin rằng, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã vạch ra "giới hạn đỏ" cho lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và có thể sẽ lựa chọn các biện pháp mạnh tay để ngăn Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Bình luận 0

img

Giới chuyên gia phân tích và cả thế giới đang chờ để thấy chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump với Triều Tiên.

Khi ông Kim Jong-un tuyên bố rằng, Triều tiên sắp thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới lục địa Mỹ trong bài phát biểu năm mới, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã  đáp trả mạnh mẽ rằng: "Chuyện đó sẽ không xảy ra",

Hiện vẫn chưa rõ ông Trump sẽ dùng cách gì để ngăn Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) dù một quan chức thuộc nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống mới đắc cử khẳng định rằng, "giai đoạn của các biện pháp trừng phạt nặng nề là một phần quan trọng của mọi cuộc thảo luận về các tùy chọn có sẵn tại đây".

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên đã dấy lên nỗi quan ngại nghiêm trọng không chỉ ở Mỹ mà còn toàn châu Á, khiến dư luận lại đặt câu hỏi về chính sách đối ngoại của Trump một lần nữa. Một số chuyên gia quan ngại, có thể ông Trump chưa hiểu rõ về số ít những tùy chọn mà Mỹ có thể áp dụng để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, về cơ bản Trump chỉ có 3 lựa chọn quân sự để ngăn Triều Tiên thử ICBM. Mặt khác các cuộc đàm phán nghiêm túc về vấn đề này cũng rất cần thiết.

Một chuyên gia giấu tên nhấn mạnh, quân đội Mỹ có thể tấn công trước khi tên lửa Triều Tiên được phóng đi, hoặc đánh chặn nó khi nó vừa được phóng đi hoặc "án binh", mặc vụ phóng xảy ra. Tuy nhiên, mỗi tùy chọn đều có nhiều rủi ro và một cuộc tấn công trực tiếp nhắm vào Triều Tiên sẽ là một chủ trương quân sự quy mô, phải mất một thời gian dài chuẩn bị. 

Hơn nữa, việc phát đi tối hậu thư cho Triều Tiên hoặc chuẩn bị một giải pháp quân sự để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của nước này có thể là một thảm họa đối với các nước láng giềng gần Triều Tiên như Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 đồng minh ruột trong khu vực của Mỹ. 

Theo đó, thay vì các biện pháp quân sự, sự kết hợp của các cuộc tập trận quân sự thụ động và đàm phán có thể đáng để ông Trump đặt cược nhất.

"Làm sao để ngăn chặn việc này tất nhiên rất khó. Việc này là sự kết hợp của cả các biện pháp ngoại giao lẫn xử phạt cũng như đưa nhiều tài sản quân sự tới khu vực nhiều hơn", ông Victor Cha, một cựu phụ tá của cựu Tổng thống George W. Bush bình luận. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem