Từ công chúa bị biếm thành nô tài, từ một nô tài trở thành nữ hoàng năm 24 tuổi

Tùy Ý (Theo SH) Thứ ba, ngày 28/05/2019 18:06 PM (GMT+7)
Nhiều sử gia đánh giá vị thái hậu này có đầu óc chính chị kiệt xuất, có cống hiến cực cao cho quốc gia, là đệ nhất thái hậu trong lịch sử Trung Quốc.
Bình luận 0

Bắc Ngụy Phùng thái hậu, đã từng là nữ nhân quyền thế nhất, tự mình nâng đã hai đế vương của Bắc Ngụy, tích cực thay đổi chế độ xã hội, nắm quyền trị vì gần 20 năm, khiến thực lực Bắc Ngụy tăng mạnh. Nhiều sử gia đánh giá vị thái hậu này có đầu óc chính chị kiệt xuất, có cống hiến cực cao cho quốc gia, là đệ nhất thái hậu trong lịch sử Trung Quốc.

Theo ghi chép, Phùng thị xuất thân hiển hách, là công chúa của Bắc Yên hoàng tộc, ông nội của bà là Chiêu Thành Đế Phùng Hoằng, hoàng đế của Bắc Yên. Có thể nói Phùng thị danh chính ngôn thuận là công chúa cành vàng lá ngọc. Đáng tiếc, có thân phận làm công chúa nhưng không có mệnh số được làm công chúa. Khi Phùng thị sinh ra, Bắc Yên đã diệt vong 6 năm. Toàn gia phải chịu cảnh sống như thường dân, không còn danh phận hoàng tộc tôn quý. Cha của bà là Phùng Lãng ra làm quan, phục vụ cho Bắc Ngụy.

img

Chẳng may, khi Phùng thị còn chưa tròn 10 tuổi, Phùng Lãng bị Bắc Ngụy Thái Vũ Đế giáng tội và giết chết. Phùng thị khi đó còn rất nhỏ đã phải nhập cung làm nô tì, may được người cô trong cung là Phùng Chiêu Nghi quan tâm dạy dỗ. Để bảo vệ mạng sống của chính mình, mỗi ngày mặc đánh mặc chửi, Phùng thị chỉ biết làm việc chăm chỉ, tận lực trau dồi bản thân.

Ngày qua ngày, dáng dấp của một công chúa hiển lộ rõ ràng, Phùng thị mặc dù làm nô tì nhưng lại xinh đẹp, có khí chất, lại thông tuệ, giỏi giang.

Đến khi Bắc Ngụy Văn Thành đế đăng cơ, liếc mắt liền nhìn trúng Phùng thị. Từ giây phút đó, Phùng thị từ một nô tì nhanh chóng trở thành vị quý nhân được hoàng đế cưng chiều, sủng ái.

Văn Thành Đế là người có tư tưởng mới mẻ, đối với khởi điểm nô tì của Phùng thị không hề để ý. Với dung mạo kiều diễm, mị hoặc kết hợp với tính cách hoạt bát, đầu óc thông tuệ, Phùng thị đã chiếm trọn tâm can của hoàng đế. Hai người cực kỳ hợp lý nhau, Văn Thành Đế sau này độc sủng Phùng thị, xử lý chính sự cũng không đề phòng Phùng thị, có tự mình dạy cho ái phi của mình không ít mưu lược triều chính.

Tình cảm của hai người tăng cao, ngẳn ngủi 3 năm sau, Văn Thành Đế hạ chỉ, sắc phong Phùng thị làm hoàng hậu. Lúc này, Phùng thị tròn 15 tuổi.

Đặc biệt, Phùng thị tuy rằng được Văn Thành Đế chuyên sửng thế nhưng dàn cung tần, mỹ nữ trong hậu cung không hề đố kị, ghen tị, thậm chí còn rất ủng hộ bà. Căn bản, Phùng thị được cưng chiều nhưng không kiêu căng, không tính kế, không làm hại ai, xử lý mọi chuyện công bằng, hợp lý, vì vậy được các phi tần kính trọng, nể phục.

Lúc đó hoàng thất Bắc Ngụy có quy định, chỉ cần hoàng tử nào được lập làm thái tử, mẹ đẻ của vị hoàng tử đó sẽ bị ban cho cái chết để tránh trường hợp mẹ đẻ điều khiển con mình.

img

Sau khi Văn Thành Đế sắc lập hoàng tử Thác Bạt Hoằng làm thái tử, mẹ đẻ của vị hoàng tử này là Lý thị đã bị ban chết. Thắc Bạt Hoằng được giao cho Phùng hoàng hậu nuôi nấng. Phùng hoàng hậu đã là bậc mẫu nghi thiên hạ, lại nuôi nấng hoàng đế tương lai, cuộc sống cực kỳ hạnh phúc. Thế nhưng Văn Thành Đế cũng là một hoàng đế đoản mệnh, 25 tuổi băng hà. Lúc đó Phùng hoàng hậu mới 24 tuổi, giữa lúc thanh xuân trở thành thái hậu. Vì nhớ thương Văn Thành Đế, Phùng thái hậu nhảy vào đống lửa tự thiêu định tuẫn táng theo chồng nhưng được cứu ra kịp thời.

Sau đó Thác Bạt Hoằng lên ngôi, do còn nhỏ, Phùng thị thân là thái hậu phải dốc sức chống đỡ việc triều chính. Bà chính thức buông rèm chấp chính, tự mình xử lý quốc sự, quyền lực như một nữ hoàng thực thụ. Cũng bởi vậy, Thác Bạt Hoăng đang cơ là đế, tự Hiến Văn Đế, cũng là huyết mạch của Văn Thành Đế, thế nhưng trong triều vẫn có nhiều đại thần không phục vị thiên tử thiếu niên này.

Để bảo trụ ngôi vua, Phùng thái hậu trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn. Bà bày ra mưu kế khiến những đại thần có âm mưu phản loạn toàn bộ bị bắt giết, khôi phục ổn định chính trị của Bắc Ngụy.

Một năm rưỡi sau khi triều chính ổn định, Phùng thái hậu trả lại quyền thế cho Hiến Văn Đế. Sau, Hiến Văn Đế truyền ngôi cho con mình là Thác Bạt Hoành, trở thành Thái Thượng Hoàng. Một năm sau, Thái Thượng Hoàng Thác Bạt Hoằng chết bất đắc kỳ tử một cách bí ẩn.

Thác Bạc Hoành lúc đó còn là một cậu bé, căn bản không có năng lực xử lý quốc sự, Phùng thái hậu lúc này đã trở thành thái hoàng thái hậu, một lần nữa phải buông rèm chấp chính, nắm mọi quyền hành.

Dưới sự trị vì của Phùng thái hậu, Bắc Ngụy có những thay đổi lớn. Phùng thái hậu cũng trở nên độc đoán hơn trước, song lại anh minh trong giải quyết vấn đề và có cách sống thanh đạm, giản dị, không xa hoa, lãng phí, vì vậy được lòng quần thần.

Trên danh nghĩa, Phùng thái hậu nắm hết quyền hành nhưng thực tế, bà lại luôn luôn chỉ dẫn cho Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành các phương pháp tề gia trị quốc, từng bước uốn nắn, giáo dục vị hoàng đế này trở thành một vị minh quân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem