Từ ông Phán thành đại biểu Quốc hội

Nguyễn Thiên Việt Thứ tư, ngày 06/01/2016 07:47 AM (GMT+7)
“Bố tôi có tài tổ chức, lãnh đạo, biết xác định mục tiêu, lý tưởng và quan trọng là ông luôn đấu tranh để đạt đến lý tưởng, niềm tin cách mạng mà mình theo đuổi” - chị Trần Lệ Thu, con gái nhà báo – liệt sĩ Trần Kim Xuyến, nguyên đại biểu Quốc hội khóa I bồi hồi nhớ lại.
Bình luận 0

img

Nhà báo – liệt sĩ Trần Kim Xuyến.

Nhà báo Trần Kim Xuyến (sinh năm 1920, quê huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). Ông học hết lớp 7 ở Vinh rồi được một gia đình khá giả đỡ đầu. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ làm thông phán tòa sứ Bắc Giang. Đây là một vị trí mơ ước của nhiều thanh niên, bổng lộc cao có thể giúp nuôi được cả gia đình... Nhưng không ai ngờ, cũng từ khi ấy ông lại âm thầm tự chọn con đường  sự nghiệp riêng cho mình.

Chị Trần Lệ Thu nhớ lại: “Gia đình không biết là ông đã được giác ngộ cách mạng từ khi nào? Ở Bắc Giang ông quen biết rất nhiều và thường xuyên về Hà Nội giao thiệp. Bạn bè ông ở Hà Nội có các ông Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Tôi nhớ, vào khoảng năm 1944, một hôm ông đột ngột biến mất, cả nhà lo lắng đi tìm. Thời gian sau, khi biết tin ông đang bị giam trong nhà tù Hỏa Lò, cả nhà mới biết ông hoạt động cách mạng từ lâu”.

Tháng 3.1945, ông Xuyến cùng các bạn bè vượt ngục ra khỏi Hỏa Lò rồi tiếp tục tham gia nhóm Văn hóa Cứu quốc. Cách mạng thành công, ông là một trong những cán bộ tham gia xây dựng lễ đài cho ngày độc lập 2.9.1945. Rồi ông cùng ông Trần Lâm được cử về xây dựng đài phát thanh đầu tiên của nhà nước.

Đến cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân Đại hội (Quốc hội), người ứng cử rất đông. Ông Trần Kim Xuyến về Bắc Giang ứng cử. Tại đây ông đăng đàn diễn thuyết về xây dựng một nhà nước mới, về dân chủ, những quyền của nhân dân… Mỗi lần diễn thuyết, ông thường nói vo không cần giấy tờ và các hình ảnh được ông diễn tả ví von rất thú vị cho nên người dân rất thích thú. Họ nhận ra ông và bảo nhau: “Té ra ông Phán Xuyến là người của Việt Minh”. Ông Xuyến trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I tại Bắc Giang.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, sáng 3.3.1947, ông Xuyến đạp xe đến các nơi chỉ huy việc sơ tán di chuyển tài liệu, máy móc. Trong lúc máy bay và xe tăng Pháp ào ạt tấn công, ông tình nguyện ở lại chuyên chở tài liệu của Nha Thông tin đến nơi an toàn, cất giấu kín đáo. Nhưng không may, ông bị trúng đạn của địch và hy sinh tại khu vực Đầm Sen, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Tháng 3.2014, tên ông được UBND TP.Hà Nội đặt cho một con phố ở quận Cầu Giấy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem