Vai trò của nhân dân nổi bật trong Hiến pháp mới

Thứ ba, ngày 10/12/2013 10:36 AM (GMT+7)
Ngày 9.12, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành bản Hiến pháp này.
Bình luận 0
Đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng ban biên tập Hiến pháp cho biết: Hiến pháp mới có tên gọi là Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, với 11 chương, 120 điều (rút ngắn 1 chương và 27 điều so với bản Hiến pháp năm 1992).

Lần đầu tiên trong bản Hiến pháp, chữ “Nhân dân” được viết hoa. Đây là điểm nhấn để Việt Nam tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của Nhân dân, cụ thể là tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân.

Sau chương 1 quy định về chế độ chính trị thì chương 2 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. “Quyền con người được đưa từ chương 5 lên chương 2. Trong Hiến pháp, chế độ Chính trị quan trọng nhất, sau đó đến quyền con người.

Thay đổi này không chỉ thể hiện về mặt hình thức mà còn ở nội dung. Chúng ta chấp nhận khái niệm quyền con người, chấp nhận quyền thể hiện quyền con người trong Hiến pháp bằng những quy định cụ thể. Có thể nói đây là một bước tiến rất lớn” – ông Phan Trung Lý phân tích.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam mới có hiệu lực từ 1.1.2014.
Lương Kết (Lương Kết)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem