Choáng ngợp những hiện vật chưa từng thấy tại nghĩa địa cổ sông Nile

Thứ tư, ngày 06/05/2015 08:21 AM (GMT+7)
Những hiện vật cổ được tìm thấy tại nghĩa địa sông Nile giúp tái hiện lại bức tranh về nền văn minh gây tò mò nhất trong lịch sử nhân loại và giải đáp nhiều điều kỳ bí về nơi đây.
Bình luận 0

Nghĩa địa cổ Meroitic có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi gần sông Nile được phát hiện vào năm 2002 trong khi đào bới một con mương gần làng Dangeil, bên bờ sông Nile. Nghĩa địa có niên đại vào thời điểm thịnh trị của vương quốc Kush ở Sudan.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy vô số hiện vật cổ trong các hầm mộ, và cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác kích thước của nghĩa địa.

img
Mộ hình thang: Các lỗ hình thù kỳ lạ này dẫn xuống một lăng mộ dưới lòng đất vào thời kỳ kim tự tháp, không có phần kiến trúc trên bề mặt. Hố sâu được phát hiện vào năm 2002, cho các nhà sử học và khảo cổ học biết được thời điểm vương quốc và nghi thức thời đó tồn tại. Đó là hiện vật của vương quốc 2.000 năm tuổi có tên là Kush, phát triển bên bờ sông Nile.
img

Hộp “mắt quỷ”: Chiếc hộp với cái tên đáng sợ này là một hộp gốm có màu xanh và màu vàng nhạt, được trang trí thêm hai viên đá lớn tượng trưng cho đôi mắt. Người Kush tin rằng chiếc hộp giúp bảo vệ họ khỏi quỷ dữ, là biểu tượng được nhắc tới trong truyền thuyết “Đôi mắt của Horus” của Ai Cập. Biểu tượng thể hiện sự bảo vệ, quyền lực hoàng gia và sức khỏe siêu phàm.

img
Nhẫn bạc: Đó là một chiếc nhẫn bạc có khắc hình ảnh một vị thần có sừng được tìm thấy trong các kho báu chôn theo người Kush, cho thấy người Kush cổ tin rằng việc chôn theo các đồ có giá trị có thể giúp họ sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Các nhà khảo cổ cho rằng chiếc nhẫn bạc khắc hình thần Amun của Ai Cập, vị thần có đầu cừu đực. Bạc là chất liệu quý hiếm thời đó và nhẫn bạc được sử dụng như một dấu triện trên đất sét ướt.
img
Khay 7 bát. Phát hiện độc đáo ở nghĩa địa sông Nile cho thấy một khay gồm 7 bát dính liền nhau và chiếc bát thứ 7 nằm ở ngay trung tâm, hiện vật có lẽ được dùng để đựng 7 loại đồ ăn khác nhau. Các nhà khảo cổ nhận định chiếc khay chứa đồ ăn khi được chôn cùng chủ nhân, với niềm tin rằng thức ăn sẽ được đem sang thế giới bên kia cùng người mất.
img
Bình gốm đựng bia: Người Kush tin rằng người chết không chỉ cần đồ ăn mà còn cần cả đồ uống. Qúa trình khảo cổ ở nghĩa địa sông Nile phát hiện nhiều bình lớn đựng bia, xếp thành hàng 3 hoặc 4 bình. Các nhà khảo cổ cho rằng bình chứa loại bia được làm từ cao lương, một loại cây thân cỏ thường mọc ở vùng có khí hậu ấm như các khu vực sông Nile chảy qua.
img
Đầu tên: Đây là hiện vật được tìm thấy ở một số ngôi mộ, là minh chứng cho thấy chủ nhân là một tay cung được kính trọng khi còn sống. Các nhà khoa học nhận định đây là một phong tục khác của nền văn minh cổ đại khi chôn biểu tượng đặc trưng cho nghề nghiệp của người chết trong mộ. Môn bắn cung thời cổ xưa cũng rất được coi trọng. Nổi tiếng như Thần Apedemak hay còn gọi là thần Chiến tranh của người Kush cũng là một cung thủ.
img
Nhẫn cung thủ: Ngoài các đầu tên, các nhà nghiên cứu còn phát hiện một chiếc nhẫn đá, hay còn gọi là nhẫn cung thủ trong các ngôi mộ. Đây cũng là bằng chứng về nghề nghiệp của người quá cố. Các cung thủ người Kush thường đeo chiếc nhẫn ở ngón tay cái để kéo dây cung, nhắm và bắn tên.
img
Thành phố cảng Thonis-Heracleion: Thành phố cảng cổ xưa của Ai Cập được phát hiện cách cửa sông Nile khoảng 1,5 km vào năm 2013. Cảng biển này là cửa ngõ của Ai Cập vào năm 1.000 trước Công nguyên, từng là một trong những nơi thịnh vượng nhất Địa Trung Hải. Ngày nay, nơi đó là một nghĩa địa tàu lớn, có nhiều tàu chìm chứa những cổ vật tuyệt đẹp như mỏ neo, đồng xu và nhiều báu vật quý giá.
img
Kho báu trong lăng mộ vua Tut: Một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng nhất của Ai Cập là thung lũng Các vị vua nằm ở bờ Tây sông Nile. Tại đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mộ của các vị vua Ai Cập cổ và rất nhiều kho báu xứng với vị thế của người đã chết. Phát hiện đáng chú ý nhất ở thung lũng các vị vua là lăng mộ của vua Tut, nơi chứa khoảng 200 món đồ trang sức quý giá làm từ vàng, bạc và đá quý.
img
Tượng nữ thần Sekhmet: Thành phố cổ Thebes là thánh địa chứa các cổ vật có giá trị nhất thế giới. Ngày nay thành phố có tên Luxor, là điểm du lịch nổi tiếng của sông Nile. Nhiều cổ vật tìm thấy ở Thebes được trưng bày ở các bảo tàng trên khắp thế giới, trong đó có bức tượng Sekhmet nổi tiếng, làm từ đá granite, cho thấy hình ảnh nữ thần chiến binh Ai Cập với mình người, đầu sư tử. Hiện vẫn còn khoảng 300 bức tượng tương tự nằm ở đền Mut tại Kranak.

Minh Khánh (theo Richest)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem