Điều ít biết về người đoạt giải Nobel Văn học 2015

Minh Khánh (theo Guardian) Thứ sáu, ngày 09/10/2015 13:59 PM (GMT+7)
Svetlana Alexievich, người đoạt giải Nobel Văn học 2015 đã vượt qua nhiều tên tuổi khác của làng văn học thế giới để đem vinh dự này về cho mình và đất nước Belarus.
Bình luận 0

Svetlana Alexievich sinh ra tại Ukraine ngày 31.5.1948, là con của một người đàn ông Belarus và một phụ nữ Ukraine. Bà lớn lên tại Belarus. Sau khi tốt nghiệp, bà Alexievich làm việc cho nhiều tờ báo địa phương trước khi trở thành phóng viên cho tạp chí văn học Neman ở thủ đô Minsk.

Trong sự nghiệp, bà viết nhiều tác phẩm báo chí và văn học về nhiều lĩnh vực, từ những cuộc phỏng vấn nhân chứng của các sự kiện như thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan. Năm 2000, bà rời đất nước và sống tại các thành phố Paris, Gothenburg và Berlin trước khi về nước năm 2011.

Người đoạt giải  Nobel Văn học 2015 là một cái tên ít nhiều quen thuộc với độc giả nói tiếng Anh. Qua các tác phẩm báo chí và văn học của mình, bà đã góp phần đưa tiếng nói của những người sống sót sau các xung đột và thảm họa từ cuộc chiến của Liên Xô cũ, chiếu rọi ánh sáng vào đời sống tình cảm của những người mà bà đã gặp từ Chernobyl đến Kabul.

img

Bà Svetlana Alexievich tại một buổi họp báo ở Minsk. Ảnh Tatyana Zenkovich/EPA

Alexievich được trao giải thưởng Nobel Văn học năm 2015 "cho các tác phẩm có "lối diễn đạt phức điệu" của bà. Các tác phẩm của bà là những tượng đài về "nỗi thống khổ và sự quả cảm trong thời đại ngày nay", theo lời của ban giám khảo.

Về phong cách viết và ảnh hưởng văn học của nữ nhà báo Svetlana Alexievich, bà nói trong blog của mình rằng bà viết truyện ngắn, tiểu luận, phóng sự và chịu ảnh hưởng của nhà văn Ales Adamovich, người gọi các tác phẩm của mình là “tiểu thuyết bằng chứng”, “con người kể chuyện chính mình”.

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Alexievich nói: "Tôi vẫn luôn tìm kiếm một phương pháp biểu đạt sao có thể mô tả cuộc sống thực nhất. Cuộc đời thực luôn thu hút tôi như nam châm, nó ám ảnh và như thôi miên tôi vậy và tôi muốn nắm bắt nó và phô bày lên những trang viết. Đó là cách tôi nghe và nhìn thấy thế giới, cũng là cách mắt và tai của tôi hoạt động đúng chức năng, tinh thần và tình cảm của tôi sẽ đầy đủ. Bằng cách này tôi có thể đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà xã hội học, tâm lý học và nhà giảng đạo".

Theo nhận định nhà cái Ladbrokes (Anh) và các tác giả Murakami và Ngugi wa Thiong’o (người Kenya), nhà văn nữ Alexievich là ứng viên sáng giá nhất.

Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Sara Danius Danius nói về tác phẩm "War’s Unwomanly Face" (1985) (Gương mặt không hợp với phụ nữ của chiến tranh) của tác giả Alexievich: "Tác phẩm giúp chúng ta rất gần gũi với từng cá nhân”. Ngoài ra, tác phẩm "Zinky Boys" (Những cậu bé Zinky) của bà cũng rất được đánh giá cao.

Các tác phẩm của bà Alexievich được giới phê bình phương Tây ưa thích khi tập trung vào cuộc sống tại Belarus trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Giới mê sách ca ngợi các tác phẩm của bà Alexievich vì nó mang tính tư liệu hình thành từ chất liệu có được trong các cuộc phỏng vấn.

Viện Hàn lâm Thụy Điển đã tiếp nhận 259 đề cử từ các nhà xuất bản, hiệp hội văn chương và các trường đại học. Các thành viên của ủy ban xét giải chọn 198 người, bao gồm 36 nhà văn chương từng được đề cử trước đó, và thu hẹp danh sách xuống còn 5 người trong mùa hè qua và tìm ra những ứng cử viên xứng đáng nhất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem