Họa sĩ Việt hết lời khen 100 bức tranh tường ở làng biển xứ Quảng

Mỵ Lương Thứ tư, ngày 29/06/2016 17:24 PM (GMT+7)
“Từ chất liệu là ngôi nhà cấp bốn của những người dân nghèo, nhóm họa sĩ Hàn Quốc đã làm mới nó, khiến người dân cảm thấy thích thú trong chính ngôi nhà cũ của mình. Đây là một điều thú vị…”
Bình luận 0

Đó là nhận định của họa sĩ nổi tiếng Đào Hải Phong trước câu chuyện nhiều ngôi nhà cũ ven biển ở thôn Trung Thanh (xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được nhóm họa sĩ đến từ “xứ sở kim chi” vẽ với nhiều chủ đề khác nhau như: đề tài thiên nhiên, đất nước, những nhân vật hoạt hình, con người Việt Nam…

Đánh giá về ý tưởng tranh tường dựa trên kinh nghiệm thực tế từ mô hình làng bích họa rất phổ biến tại Hàn Quốc khi đem thể hiện ở Việt Nam, theo họa sĩ Đào Hải Phong, ý tưởng này không mới với nước ngoài nhưng ở Việt Nam đây là một ý tưởng đẹp. Qua những bức tranh được vẽ cho thấy sức trẻ, sự sáng tạo của các họa sĩ Hàn Quốc. Họ được đào tạo một cách bài bản. “Nếu đem so sánh, họa sĩ Việt Nam cũng có thể thực hiện được vì tay nghề của họa sĩ Việt Nam không kém cạnh gì so với các nước” – họa sĩ Hải Phong nói.

img

img

Bích họa của họa sĩ Hàn Quốc khiến người dân cảm thấy mới lạ trong chính ngôi nhà của mình

Vấn đề quan trọng được họa sĩ Hải Phong chỉ ra, ý nghĩa của việc vẽ tranh tường tác động tích cực đến đời sống của những người dân nghèo. Bởi quanh năm, người dân vùng ven biển họ phải sống trong một không gian cũ kỹ, cuộc sống quen thuộc đến mức nhàm chán. Các họa sĩ Hàn Quốc cho thấy họ có góc nhìn nhân văn qua việc tìm đến một trong những địa phương nghèo nhất của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự tươi mới, “thổn hồn” vào đời sống của người dân.

“Trong khi văn hóa Việt Nam tại vùng miền có sự khác nhau thì các họa sĩ trẻ Hàn Quốc thể hiện được thần thái của con người Việt Nam bằng hội họa là một sự đáng mừng. Đồng thời là một gợi ý tốt đối với Việt Nam trong việc làm mới nhiều ngôi làng khác hiện nay” – họa sĩ Hải Phong đánh giá.

img

Hình ảnh một người thiếu phụ mặt nhìn xa xăm, có nét đườm buồn khiến nhà nghiên cứu Khắc Mai thích thú

Đồng tình với quan điểm trên, Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam nhận định, bích họa vẽ tranh trên tường là thú chơi thể hiện sự sáng tạo, nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp của nghệ thuật.

Trên thế giới tại nhiều quốc gia, chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh hoành tráng, đẹp đẽ, lộng lẫy được thể hiện qua những tác phẩm bích họa. “Chúng ta nên cảm thấy vui vì những bức bích họa của họa sĩ Hàn Quốc thể hiện sinh động, hình ảnh của làng quê, con người Việt Nam. Đặc biệt, trong các bức bích họa đó, tôi thấy thú vị nhất với hình ảnh một người thiếu phụ mặt nhìn xa xăm, có nét đượm buồn với nhìn rất cuốn hút” – ông Mai cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem