Nghệ nhân Xơ Đăng miệt mài nối dài tiếng đàn Klông - pút

Lê San Thứ tư, ngày 30/11/2016 06:51 AM (GMT+7)
Cây đàn Klông - pút là nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng. Và người đã và đang ngày ngày góp sức làm cho tiếng đàn của dân tộc mình vang xa, được nhiều người biết đến hơn, là Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh ở khối phố 3, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô (Kon Tum).
Bình luận 0

Say mê với tiếng đàn

Theo Nghệ nhân Y Sinh, đàn Klông - pút chủ yếu để phụ nữ Xơ Đăng chơi. Vào mùa phát rẫy tháng 1-2, họ chơi đàn trong những đêm ở trên chòi canh rẫy, làm cho không khí của núi rừng sống động hẳn lên. Thú dữ nghe âm thanh rộn ràng của tiếng đàn thì sợ nên cảnh giác tránh xa. Vào mùa lễ hội như mừng lúa mới, lễ hội máng nước, người ta lại chơi đàn trong nhà rông.

img

Nghệ nhân Y Sinh tự taychế tác đàn Klông - pút.  Ảnh:  L.S 

Tôi mới chỉ dạy cho các cháu có nhu cầu tìm đến học. Nhưng trong thời gian tới, tôi sẽ quyết tâm truyền dạy cho nhiều người Chứ giờ mình cũng già rồi, không làm sợ không kịp”.

Nghệ nhân Y Sinh 

“Tiếng đàn Klông- pút cũng là một phương tiện thổ lộ tâm tư, tình cảm của một cô gái đã đến tuổi lấy chồng, nhưng chưa có chàng trai nào vừa ý đến cầu hôn. Vì âm thanh của nó nghe  mộc mạc nhưng vô cùng sâu lắng và thiết tha...” – bà Y Sinh cho hay.

Nghệ nhân Y Sinh đến với cây đàn Klông – pút cũng từ đam mê. “Hồi nhỏ, có người ở làng chơi nhạc cụ này, rồi chế tác. Mình thấy thích, học tập người tav và cứ thế đánh theo. Sau này đi tôi đi dạy học không có thời gian để chế tác hoặc chơi thường xuyên, nên mỗi lần huyện, tỉnh mời tôi đều tranh thủ đi, dần dần cây đàn Plông – pút của dân tộc Xê Đăng được nhiều người biết đến. Từ khi về hưu, tôi tham gia nhiều hơn. Nhiều năm đi thi, đi khắp nơi rồi, tôi thấy không ai qua được cây đàn do tôi chế tác và chơi” – bà Y Sinh tự hào kể.

Khao khát được truyền lại

Đàn Klông-pút cấu tạo rất đơn giản, chỉ 2 hoặc 3 ống lồ ô (tre loại lớn), sau này người ta chế tác ra nhiều cây đàn có tới từ 7 đến 10 ống tuỳ theo cách chơi của mỗi người để đánh những bản nhạc mang nhiều âm điệu hơn.

Đàn được đặt lên trên một phiến đá hoặc gác hai đoạn cây cao ngang bụng, người phụ nữ  hơi khom người khum hai bàn tay lại cách xa miệng ống khoảng 10cm và vỗ để luồng hơi từ hai bàn tay phát ra lùa vào miệng ống, hơi sẽ làm chuyển động cột khí bên trong ống bật ra ngoài tạo thành âm “bụp... bum...’’.

Âm điệu cao, thấp khác nhau tuỳ cách vỗ mạnh hay nhẹ. Chỉ một chiếc đàn Klông-pút 5 ống thôi người chơi cũng “vỗ’’ trọn vẹn một bài hát trữ tình với đủ tiết tấu mà không hề gượng ép. Song, muốn chơi được như vậy đòi hỏi các nghệ nhân phải tốn khá nhiều thời gian học cách “vỗ’’ và thường xuyên tập luyện.

Nghệ nhân Y Sinh rất muốn truyền lại cách chơi cho con cháu, anh em mình nhưng rất khó để truyền lại. “Muốn đánh được đầu tiên là phải vỗ ra âm thanh, sau đó nghe nhạc mới thành bài được. Nhưng không phải ai cũng biết vỗ, nên mình khó truyền lại cho người ta. Ai học nhanh mình biết ngay. Nhiều khi mới đánh chưa quen, chỉ đánh 15 – 20 phút sau là mỏi rồi, không chơi được nữa” - Nghệ nhân Y Sinh cho hay.

Bà Y Niêng, ở thôn 3, thị trấn Đăk Hà là một trong những người theo bà Y Sinh học đánh đàn Klông – pút. Bà kể, ngày xưa cũng biết đánh đàn rồi nhưng do lâu không đánh nên hầu như đã quên mất. Đến khi bà Y Sinh thuyết phục tham gia đội văn nghệ, bà mới bắt đầu học lại. “Nhìn thấy niềm đam mê của Y Sinh, mình cũng không còn ngại ngùng gì nữa. Bởi lẽ khi chưa truyền lại được cho lớp trẻ, lớp già như mình đã biết chút ít phải cùng nhau khơi lại truyền thống cho các em. Đi theo Y Sinh biểu diễn ở nhiều nơi, mình càng thấy yêu đàn Klông – pút nhiều hơn, tự hào về dân tộc Xơ Đăng mình hơn” – bà Y Niêng nói.

Đó cũng là nỗi niềm của nghệ nhân Y Sinh. Bà luôn tâm niệm, nếu mình không giữ gìn, không truyền lại coi như người Xơ Đăng sẽ chẳng còn ai biết đánh đàn Klông – pút nữa: “Ở Đăk Tô giờ chỉ còn có mấy người  biết chơi và làm đàn. Tôi luôn mong muốn tổ chức được một lớp học để truyền lại văn hoá dân tộc mình hàng chục năm nay rồi nhưng chưa thành công vì chưa có nơi chốn”. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem