Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh - Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội bức xúc nói: “Tôi không hiểu những người ra văn bản cấm lưu hành phổ biến ca khúc “Màu hoa đỏ” này hiểu gì về văn hoá, về âm nhạc không mà lại làm như thế. Cái “lệnh” này nó gây bất bình không chỉ với chúng tôi, những người lính mà cả người dân Việt.
Nhạc sĩ Thuận Yến - tác giả ca khúc "Màu hoa đỏ". Ảnh: TL.
Theo nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh thì Giám đốc Sở VHTTDL tình Tiền Giang ra văn bản cấm "Màu hoa đỏ" là phạm luật. Ảnh: TL.
Tôi là người đã cộng tác với anh Thuận Yến từ nhiều năm trước nên biết, anh Thuận Yến rất trăn trở với những đề tài về người lính. Anh ấy phổ nhạc ca khúc này là để nói về sự hy sinh – mất mát của người lính cụ Hồ chứ không phải người lính cộng hoà. Vậy nên ca khúc mới được xếp vào hàng những ca khúc cách mạng.
Tôi nghĩ, ông Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang nên xem lại mình đi. Anh đứng đầu một cơ quan văn hoá của một tỉnh mà không hiểu biết gì thế thì lãnh đạo và quản lý ngành làm sao được.
Tôi nói luôn là ông Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang mà làm thế là phạm luật. Nếu bài hát thực sự có vấn đề thì chỉ có Cục Nghệ thuật Biểu diễn mới đủ thẩm quyền cấp phép hoặc không cấp phép cho lưu hành chứ tất cả các Sở VHTTDL không đủ quyền”.
Khi phổ nhạc xong ca khúc này anh Thuận Yến cũng có mang qua hát cho tôi nghe và tôi cảm thấy rất xúc động. Tôi và anh Thuận Yến đã từng trải qua chiến tranh nên khi anh hát cho tôi nghe, chúng tôi tâm đắc với bài này.
Sáng tác ở tâm thế người lính trải qua chiến tranh, nhìn lại sự mất mát, sự hy sinh của đồng đội mình trong chiến tranh. Từ thực tế đã đi qua nên mới có sự khái quát: “Việt Nam ơi! Núi cao như tình mẹ, bốn mùa tóc bạc nỗi thương con…”.
Hà Tùng Long (Dân Trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.