Bí mật "vũ khí Chúa trời" của không quân Mỹ

Thứ hai, ngày 20/11/2017 19:00 PM (GMT+7)
Có sức mạnh hủy diệt lớn nhưng lại không phát ra bụi phóng xạ gây hại lâu dài - đó là thứ "vũ khí Chúa trời" tối thượng mà không quân Mỹ từng bí mật ấp ủ từ chiến tranh Lạnh.
Bình luận 0

Từ khi Mỹ và Liên Xô bắt đầu cuộc chạy đua khám phá vũ trụ, khoảng không ngoài Trái Đất trở thành 1 vấn đề gây nhiêu tranh cãi về nhiều mặt: quyền sở hữu, triển khai vũ khí,... Để giải quyết vấn đề này, vào năm 1967, 107 quốc gia đã cùng nhau ký và thông qua Công pháp quốc tế về khoảng không vũ trụ. Công ước quốc tế này đưa ra nhiều quy tắc về việc sử dụng không gian vũ trụ và đáng chú ý nhất là việc cấm đưa các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (hóa học, sinh học và hạt nhân) lên quỹ đạo của Trái Đất hoặc sử dụng những thứ vũ khí này ở ngoài vũ trụ. Vào thời đó, Công ước đã thực sự ngăn chặn được một cuộc chạy đua vũ trang cấp vũ trụ giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. Thế nhưng, thứ mà Công ước quốc tế này không thể ngờ tới thứ vũ khí mà không quân Mỹ từng bí mật ấp ủ: “cây sét của Chúa trời”.

img

Cây sét của Chúa trời

Thứ vũ khí được cho là có sức công phá khủng khiếp ngang vũ khí hạt nhân này được lấy cảm hứng thứ 1 loại bom có tên “Chó lười”. Loại bom này chỉ đơn thuần là các mảnh thép đặc dài chưa đến 5cm được bọc cánh ở 1 đầu. “Chó lười” không chứa chất nổ nên sức công phá của nó chủ yếu đến từ việc được thả từ trên cao. Theo đó, nếu được thả từ độ cao khoảng 1 km, các quả bom “mini” này có thể đạt vận tốc lên tới hơn 800 km/h và đâm xuyên lớp bê tông dày 23 cm – giống với việc bắn 1 viên đạn vào mục tiêu. Thế nhưng khác với các viên đạn sẽ dần mất đi vận tốc khi di chuyển, “Chó lười” sẽ có vận tốc tăng dần, dẫn tới năng lượng va chạm sẽ đạt tới cực đại.

img

Bom "Chó lười"

Dự án Thor của không quân Mỹ cũng có cơ chế hoạt động tương tự. Thế nhưng, thay vì dùng các mảnh bom nhỏ, “cây sét của Chúa trời” là các cột vonfram dài khoảng 6m, đường kính 30cm được thả từ khí quyển. Với khoảng cách hàng ngàn km, các “cây sét” có thể đạt vận tốc gấp 10 lần âm thanh, xuyên hàng trăm mét xuống lòng đất và phát hủy bất kỳ bong-ke được gia cố hay địa điểm ngầm bí mật nào trong vòng 15 phút. Không chỉ có vậy, khi đánh trúng mục tiêu, các “cây sét chúa trời” sẽ tạo ra vụ nổ có cường độ tương đương với vũ khí hạt nhân xuyên mặt đất. Tuy nhiên, điểm ưu việt của loại vũ khí này là sẽ không phát tán phóng xạ độc hại – đồng nghĩa với việc khu vực bị tấn công có thể ở được mà không gây hại cho con người.

Sức hủy diệt của vũ khí Zeus trong bộ phim G.I.Joe: Retaliation. Thứ vũ khí này được lấy cảm hứng trực tiếp từ dự án Thor của không quân Mỹ

Thế nhưng, dù có nhiều điểm mạnh, điều khiến cho dự án Thor bị “đắp chiếu” là giá thành quá đắt đỏ.  Theo đó, con người sẽ phải tiêu tốn ít nhất là 10,000 USD để đưa 1 pound (khoảng 0,5 kg) vật chất lên vụ trụ. Vào thời chiến tranh Lạnh, việc đưa 1 thanh vonfram cỡ cột điện sẽ là quá đắt đỏ chứ không nói gì đến 1 hệ thống Thor gồm 20 “cây sét Chúa trời”.

Ngày nay, các bước tiến công nghệ đã khiến cho việc đưa vật chất lên không gian rẻ hơn nhiều. Thậm chí, một vài năm sau sự kiện khủng bố 11/9, chính quyển tổng thống George Bush còn cân nhắc lại dự án này để phá hủy các hầm ngầm chứa vũ khí hạt nhân của các quốc gia đối địch. Tuy nhiên, dự án Thor có lẽ sẽ còn phải nằm trên giấy thêm 1 thời gian nữa trước khi được đưa vào thực tế. Trong thời gian tới, áp dụng ý tưởng cốt lõi của dự án “vũ khí của Chúa trời” này cho các vũ khí siêu thanh đang được phát triển sẽ là 1 hướng đi đứng đắn và hợp lý về mọi mắt, nhất là kinh tế.

Mai Đại (Tổng hợp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem