Vũ khí siêu âm: Cuộc chạy đua vũ trang mới giữa các cường quốc

Tiểu Đào (tổng hợp) Thứ tư, ngày 07/03/2018 20:30 PM (GMT+7)
Với sự xuất hiện của tên lửa hành trình siêu âm (HCM) và phương tiện lướt siêu âm (HGV), các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại sẽ sớm trở thành “phế phẩm”. Thậm chí, vũ khí siêu âm đang là xu thế chạy đua quân sự mới giữa các cường quốc với nhau.
Bình luận 0

Tiềm năng nguy hiểm của vũ khí siêu âm

Trong khi tên lửa hành trình siêu âm (HCM) có tốc độ nhanh hơn hẳn so với tên lửa hành trình thường, phương tiện lướt siêu âm (HGV) về cơ bản là sự thay thế cho các phương tiện tái xâm nhập truyền thống (thường là đầu đạn – PV) vốn được trang bị cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Nếu để so sánh, HGV dễ chế tạo hơn do chỉ gặp vấn đề về khoa học vật liệu – ít hơn 3 lần so với HCM.

Được biết, HGV cũng có nhiệm vụ tách ra khỏi tên lửa ICBM và “lướt” tới mục tiêu. Tuy nhiên, với tốc độ siêu âm của mình, HGV có thể hủy diệt mục tiêu trong một phạm vi giới hạn nhờ đông năng của mình chứ không cần phải chứa chất nổ. Thế nhưng, điều làm HGV nguy hiểm so với các phương tiện tái xâm nhập truyền thống là khả năng cơ động, thay đổi hướng bay tại bất kỳ thời điểm nào khiến cho đối phương không thể đoán được mục tiêu thật sự cho đến khi bị đánh trúng.

img

Phác thảo ý tưởng phương tiện lướt (HGV) WU-14 của Trung Quốc

Ngoài ra, hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn giống THAAD hay Aegis Ashore của Mỹ đều cần phải đánh trúng hoặc phát nổ ở một tầm đủ gần để tiêu diệt một quả tên lửa đang bay đến. Thế nhưng, việc đánh trúng được một HGV hoặc HCM ở tốc độ siêu âm là điều gần như không thể!

Theo các chuyên gia quân sự, việc phổ biến rộng rãi công nghệ vũ khí siêu âm có thể dẫn tới việc làm tăng nguy cơ xung đột và bất ổn, đặc biệt là khi những vũ khí siêu âm như HCM hay HGV được kết hợp với sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Còn theo một báo cáo của Tập đoàn RAND, hiện tại đang có ít nhất 23 quốc gia đang tích cực phát triển công nghệ siêu âm cho cả mục đích thương mại lẫn quân sự, trong đó Mỹ, Nga và Trung Quốc đang là những nước đứng đầu cuộc đua này. Tập đoàn RAND cũng tin rằng, chỉ trong vòng 10 năm tới, các tên lửa siêu âm sẽ được sử dụng ngoài chiến trường.

Những thử thách với các chuyến bay siêu âm

Công nghệ siêu âm cho phép các tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân bay với tốc độ Mach 5 (6174km/h) hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, khả năng tăng tốc cực đại này chỉ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn chứ không thể kéo dài lâu.

Do đó, việc phát triển vũ khí siêu âm đang gặp 3 thử thách lớn để duy trì các chuyến bay siêu âm đường dài: khoa học vật liệu, khí động học – kiểm soát đường bay và động cợ đẩy.

Về mặt khoa học vật liệu, khi di chuyển với tốc độ lớn, các tên lửa siêu âm sẽ cần những vật liệu với độ nóng chảy cao nhằm đối phó với lượng nhiệt sinh ra do ma sát không khí trong quá trình bay.

“Nó giống như điều khiển cho ngọn đuốc bay vậy” - ông Rich Moore, kỹ sư cao cấp tại Tập đoàn RAND cho biết. “Tốc độ bay càng lớn, áp lực và nhiệt độ sẽ càng cao”.

img

Tên lửa siêu vượt âm Avangard của Nga

Về mặt khí động học – kiểm soát đường bay, vấn đề sẽ nằm ở chỗ thiết kế sao cho lực cản không khí lên tên lửa phải là nhỏ nhất. Hơn thế nữa, hình dáng của tên lửa cũng phải đủ cứng để không bị uốn cong khi đang bay, ảnh hưởng tới hiệu quả chiến đấu.

“Khi đang dưới áp lực lớn và di chuyển với tốc độ cao, thân tên lửa có thể sẽ không thể giữ được hình dáng ban đầu” - ông George Nacouzi, một kỹ sư cao cấp khác cũng thuộc RAND nhận định.

Tuy nhiên, khó khăn và gian nan nhất vẫn là động cơ đẩy. Khi tên lửa đạt đến tốc độ Mach 5, các động cơ phản lực truyền thống sẽ không thể sản sinh đủ năng lượng để duy trì tốc độ chứ chưa nói đến tăng tốc thêm.

 “Việc đốt nhiên liệu phải đúng mức độ cũng như hỗn hợp nhiên liệu cũng phải đúng tỷ lệ”, Nacouzi tiết lộ thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem