Nỗ lực hồi sinh các khu kinh tế cửa khẩu

Nguyên Vỹ Thứ năm, ngày 13/12/2018 06:15 AM (GMT+7)
Các khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát của tỉnh Tây Ninh hoạt động khá èo uột trong khoảng 10 năm trở lại đây. Khắc phục hiện trạng và tạo động lực mới để hồi sinh 2 khu kinh tế này đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết của địa phương.
Bình luận 0

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cho biết, ban đang khẩn trương hoàn thiện để tham mưu UBND tỉnh sớm ban hành đề án phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK).

Nhiều “bệnh” kinh niên

Ðến nay, KKTCK Mộc Bài đã tròn 20 năm hoạt động, còn KKTCK Xa Mát hình thành được 15 năm.  Thực tế, hiện trạng ảm đạm ở 2 KKTCK này có lý do khách quan và chủ quan của tỉnh lẫn năng lực của nhà đầu tư. Ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý thể hiện từ khâu quy hoạch khi các KKTCK tập trung chủ yếu xây dựng khu phi thuế quan, bán hàng miễn thuế. Xuất phát điểm này chỉ thu hút được những dự án ngắn hạn để hưởng thụ ưu đãi, chưa lôi cuốn được các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế dài hơi.

img

Hoạt động thương mại ở cửa khẩu khẩu Xa Mát chủ yếu là nhập nông sản từ Campuchia về. ảnh: Nguyên Vỹ

Chính sách ưu đãi cho mua bán hàng miễn thuế giảm dần, đến tháng 3.2018 thì bỏ hẳn. Hoạt động mua bán hàng miễn thuế ngày càng thu hẹp, số doanh nghiệp mua bán hàng miễn thuế cũng giảm dần đến khi ngừng hoạt động.

Theo báo cáo từ Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, năm 2013 có 31 doanh nghiệp kinh doanh bán hàng miễn thuế. Năm 2015 có 20 doanh nghiệp. Đến năm 2017 chỉ còn 12 doanh nghiệp và số lao động trong khu phi thuế quan hiện còn không quá 100 người. Doanh thu hoạt động thương mại cũng giảm từ 993 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 476 tỷ đồng năm 2017.

Hoạt động thương mại ở KKTCK Mộc Bài chủ yếu là hàng công nghệ xuất sang Campuchia. Ngược lại, KKTCK Xa Mát chủ yếu nhập nông sản ở Campuchia về. Quy hoạch phát triển các KKTCK tập trung kết nối với Campuchia, là một nước đang phát triển, thị trường nhỏ, chưa có sự gắn kết với TP.HCM và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì thế hoạt động thương mại biên giới chưa phát triển mạnh.

Việc hạn chế về vốn đầu tư hạ tầng cũng là một trong những tồn tại kéo dài thời gian qua, dẫn tới hạn chế trong thu hút đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại còn lạc hậu, chắp vá.  Mặc khác, năng lực nhà đầu tư cũng không như kỳ vọng khi tham gia nhiều dự án với diện tích đất “khủng” trong khi năng lực hạn chế. Vì thế không ít các dự án chết yểu, hiệu quả đầu tư kém, nhiều dự án trì trệ suốt thời gian dài...

Khơi thông động lực

Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tỉnh Tây Ninh, kinh tế cửa khẩu là một trong những động 

Kinh phí để thực hiện đề án quy hoạch các KKTCK bao gồm các hạng mục đầu tư hạ tầng giao thông và kinh phí tạo quỹ đất sạch (100ha) dự kiến khoảng 400 tỷ đồng, nguồn vốn được huy động từ ngân sách.

lực quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng.

So với các cửa khẩu khác, Mộc Bài có lợi thế đặc biệt khi nằm trên đường Xuyên Á; bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Trung Quốc. Trên trục đường này, Mộc Bài nằm cách TP.HCM và Phnom Penh (Campuchia) chỉ trên dưới 100km, là giao điểm quan trọng trên trục giao thông quốc tế và ở phía Nam đất nước.

Trong khi đó, cửa khẩu Xa Mát cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng và ổn định kinh tế, xã hội vùng biên. Từ cửa khẩu này, hoạt động giao thương, vận tải đường bộ được thông suốt qua Vương quốc Campuchia, sang thủ đô Bangkok của Thái Lan...

Ông Phạm Văn Sơn - Phó Ban quản lý khu kinh tế Tây Ninh cho biết, hiện các KKTCK đang đứng trước nhiều cơ hội mới. Gần đây nhất, dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài vừa được trình Bộ GTVT thẩm định nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến hoàn thành vào năm 2025, đường cao tốc này sẽ rút ngắn khoảng cách cửa khẩu Mộc Bài với trung tâm TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo ông Sơn, đề án quy hoạch các KKTCK lần này không chỉ đơn thuần là sản xuất, trao đổi hàng hóa thông thường mà còn bao gồm các hoạt động hợp tác về đầu tư, văn hóa, khoa học cũng như các hoạt động chính trị, ngoại giao. Trước mắt, Đề án sẽ tập trung giải quyết các vướng mắc tồn tại thời gian qua. Với KKTCK Mộc Bài, động lực phát triển sẽ chuyển từ chính sách bán hàng miễn thuế sang tập trung phát triển các dịch vụ cửa khẩu, logistics, phát triển các khu công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ gắn liền với nhà ổ đô thị.

Quy hoạch chung các KKTCK và quy hoạch trung tâm đô thị cửa khẩu cũng được điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong đó, chú trọng kết nối hạ tầng giao thông với các tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu - TP.Tây Ninh - Xa Mát. KKTCK Xa Mát cũng được điều chỉnh quy hoạch từ 728ha xuống dưới 400ha.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem