Thanh niên cần được trải nghiệm sống an toàn

Diệu Linh (thực hiện) Thứ sáu, ngày 11/07/2014 10:18 AM (GMT+7)
Chủ đề Ngày Dân số thế giới 11.7 năm nay là “Đầu tư cho thanh niên”. Trao đổi với NTNN/Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số -KHHGĐ cho biết, thanh niên là tương lai đất nước, một thanh niên khỏe mạnh cần phải được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để trải nghiệm cuộc sống một cách an toàn và hạnh phúc.
Bình luận 0

Chủ đề Ngày Dân số năm nay là “Đầu tư cho thanh niên”. Vậy cụ thể, thanh niên sẽ được đầu tư những gì, thưa ông?

- Ngành Dân số đang hướng tới mục tiêu: Nâng cao hiểu biết cho thanh niên về kiến thức chăm sóc SKSS để các em có kỹ năng tự xử lý các vấn đề cụ thể của mình. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện, kín đáo, kể cả khám, tư vấn các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kế hoạch hóa gia đình hay các phương tiện tránh thai (PTTT).

Hiện Tổng cục Dân số - KHHGĐ đang thí điểm mô hình kiểm tra tư vấn về SKSS cho thanh niên tại 20 tỉnh, thành phố, đem lại nhiều lợi ích cho thanh niên; Cung cấp dịch vụ y tế thân thiện hơn; Chương trình tiếp thị PTTT phi lâm sàng (bao cao su và thuốc tránh thai) cũng đang được triển khai rộng khắp, thanh niên dễ dàng tiếp cận, mua các PTTT chất lượng với giá rẻ (do đã được Nhà nước hỗ trợ 50% giá).

Thanh niên ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận kiến thức về SKSS theo hướng nào?

- Đúng là hiện nay các chương trình này mới chỉ dừng lại ở những nơi có hệ thống giao thông tốt, thương mại sầm uất. Thanh niên vùng sâu vùng xa vẫn thiệt thòi. Trong khi đó, các cộng tác viên dân số ở các tỉnh này chủ yếu là người lớn tuổi, khó tiếp cận với thanh niên. Thật khó tác động để những cộng tác viên này đứng ra vận động con cháu chưa vợ, chưa chồng của mình dùng bao cao su hay thuốc tránh thai. Do đó, mục tiêu tới, Tổng cục Dân số sẽ có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cộng tác viên, để họ làm bạn được với thanh niên trong lĩnh vực SKSS.

Công nhân các khu công nghiệp đang thiếu kiến thức, yếu kỹ năng trong chăm sóc SKSS mà lại ít được quan tâm. Hiện Tổng cục Dân số có chương trình gì cho nhóm đối tượng này không?


img
Ông Nguyễn Văn Tân
  Hiện nay, giáo dục SKSS được lồng ghép vào các bộ môn khác như sinh vật, giáo dục công dân… Nhưng điều này lại tùy thuộc vào thái độ của thầy cô, kỹ năng của thầy cô. Nếu thầy nào thấy SKSS cần thiết cho học sinh thì giảng kỹ, cô nào thấy “vớ vẩn” thì chỉ nói qua loa... 

- Hiện nay, Tổng cục Dân số đã yêu cầu Chi cục Dân số các địa phương coi công nhân là “cư dân” thuộc khu vực mình quản lý, nếu có chương trình dân số đều phải triển khai tới công nhân, giúp công nhân có điều kiện tiếp cận các kênh thông tin.

Ngoài ra, Tổng cục Dân số cũng phối hợp với Hội KHHGĐ triển khai thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản và phương tiện tránh thai cho công nhân các khu công nghiệp tại 3 tỉnh Long An, Nghệ An, Nam Định. Tuy nhiên, cách làm này chưa bao phủ rộng khắp.

 

Đã rất nhiều lần Tổng cục Dân số đề xuất với Bộ GDĐT đưa giáo dục SKSS thành bộ môn chính nhưng vẫn không được. Theo ông, điều này có cần thiết không?

- Bộ GDĐT luôn lý luận rằng, chương trình học của học sinh đã rất nặng, thêm môn SKSS sẽ nặng thêm. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng, kỹ năng về SKSS giúp các em xử lý tình huống trong cuộc sống, vượt qua khủng hoảng, biết cách yêu đương, từ chối, lựa chọn cuộc sống an toàn, chất lượng... trong khi nhiều bộ môn học khác chẳng giúp ích nhiều cho các em trong cuộc sống. Do đó, đã đến lúc nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc để cung cấp kiến thức và trải nghiệm về chăm sóc SKSS an toàn cho các em.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem