Ứng xử có văn hoá khi uống rượu

Nguyễn Nhật Thanh Thứ bảy, ngày 07/03/2015 06:36 AM (GMT+7)
Việc uống rượu ngày tết là không thể tránh, nhưng uống rượu để chung vui hay chúc mừng, kéo con người xích lại gần nhau, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau chứ không phải đánh nhau, làm mất dần đi nét văn hóa đẹp của người Việt, như thông tin báo chí đã đưa dịp Tết Ất Mùi vừa qua.
Bình luận 0

Là những người sống ở vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc, tôi vẫn nhớ như in những nét đẹp văn hóa qua các “chén rượu” của đồng bào các dân tộc.

img

Nét đẹp văn hóa uống rượu của đồng bào các dân tộc là thể hiện sự đoàn kết.
(ảnh minh họa) N.N.T
Ở vùng Tây Bắc, người Thái cũng như nhiều dân tộc khác, trong các ngày lễ tết và những ngày bình thường khi có bạn, có công việc đều lấy “chén rượu làm đầu câu chuyện”. Sau chén rượu, mọi người hiểu nhau hơn, tình cảm ngày càng bền chặt. Dù tôi không nhớ nổi đã bao nhiêu lần được uống rượu trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc, nhưng mỗi lần uống tôi có một cảm giác khác nhau, kiểu say khác nhau và nói nhỏ với mọi người là nhiều cách nghĩ về cuộc đời cũng khác nhau! Từ bao đời, người Thái Mường Lò có câu: “Pay kin pa, má kin lảu”, có nghĩa là: Đi ăn cá, về uống rượu. Nếu cá là món ăn rất được coi trọng, thì rượu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt.

 

Đã khi nào mọi người đi uống rượu mà phải làm lễ chưa, với tôi, uống rượu ở nhà người Thái thì lần nào cũng phải làm lễ đấy. Nhưng mà không mê tín dị đoan tí nào cả, còn mang tính nhân văn giao hoà giữa trời - đất, âm – dương, giữa thiên nhiên - con người. Ông Nông Văn Tâm - người dân tộc Thái ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) cho biết: Khi Người Thái ngồi vào mâm cơm, trên đầu mâm bao giờ cũng có hai chén nhỏ gọi là “chén nóng”, vừa ngụ ý tưởng nhớ những người quá cố của chủ và khách, vừa ngụ ý lắng đọng lại những nỗi buồn, chúc cho cuộc sống thêm vui, tình người chân thành và bền vững. Mỗi người trước khi uống chén đầu đều rót từ chén của mình một ít vào hai “chén nóng” và xuống khe sàn để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, trọng khách và cởi mở chan hoà với nhau.

Không chỉ có vậy! Khi uống rượu người dân tộc Thái biểu lộ một văn hoá ứng xử tinh tế. Ngay cách phân chủ khách, thứ bậc khi ngồi mâm. Người có vị trí cao trong họ và người cao tuổi bao giờ cũng được xếp ngồi ở phía đầu mâm gần cửa sổ. Trong cuộc rượu, bao giờ cũng có “khắp mời lảu”, tức là hát mời rượu. Chủ hát mời, khách hát đáp lại, mọi người cùng hò theo vui vẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem