"Không bắt buộc công nhận văn bằng nước ngoài"

Dân Việt Thứ sáu, ngày 25/01/2019 14:20 PM (GMT+7)
Đó là khẳng định của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT tại buổi Giao lưu trực tuyến: "Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam" do Báo Điện tử Dân Việt tổ chức chiều 25.1.
Bình luận 0

Thời gian qua, quy trình công nhận văn bằng nước ngoài cấp cho người Việt Nam cũng đã giúp cơ quan chức năng phát hiện nhiều trường hợp sử dụng văn bằng giả, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nhưng không đạt chất lượng, trường cấp văn bằng chưa được kiểm định.


img imgimg

Tuy nhiên, dù có quy định nhưng vẫn có những trường hợp học các chương trình liên kết chưa đảm bảo chất lượng, văn bằng sau khi tốt nghiệp không được công nhận; cán bộ do Nhà nước cử đi học tập, đào tạo vẫn phải công nhận văn bằng; ngoài các nước có Hiệp định công nhận lẫn nhau chưa có quy định cụ thể các trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng; …

Bên cạnh đó, hàng nghìn trường hợp người được Nhà nước cử đi học, những trường hợp đào tạo, học tập tại Liên Xô trước đây, … vẫn phải mất thời gian, công sức công nhận lại văn bằng. Nhiều người đến nay vẫn chưa được công nhận do cơ quan chức năng “chưa đủ căn cứ để trả lời”. Việc công nhận hay không công nhận vẫn còn thiếu thuyết phục, thủ tục công nhận mang tính hình thức.

Việc áp dụng công nghệ trong giáo dục ở thời đại CMCN 4.0 cũng đặt ra những vấn đề mới về công nhận văn bằng, ví dụ đối với hình thức đào tạo trực tuyến.

Để làm rõ thêm vấn đề này trên cơ sở ý kiến từ nhà quản lý, các nhà khoa học, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức Tọa đàm: “Công nhận văn bằng nước ngoài:&

img imgimg

img imgimg

Các khách mời buổi tọa đàm.

img imgimg

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng:

Thông qua chương trình tọa đàm hôm nay, chúng tôi mong rằng việc công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp là do nhu cầu cá nhân và đơn vị sử dụng người có văn bằng đó. Cá nhân và tổ chức có thể vào website của chúng tôi để xem có phải đi công nhận không, không hiểu nhầm Bộ GDDT có giấy phép con, buộc người có văn bằng cần công nhận phải đi công nhận.

Về phía Bộ GDDT chúng tôi luôn cầu thị, lắng nghe và mong dư luận, người dân cũng vì cái chung. Chúng tôi cũng khẳng định, không có văn bản nào giải quyết được tất cả các trường hợp cụ thể, cá biệt. Đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý hiểu đúng tinh thần công nhận văn bằng cho đúng để bảo đảm được quyền lợi của người có văn bằng và đảm bảo lợi ích của quốc gia.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt có một buổi giao lưu trực tuyến đầy bổ ích như hôm nay.

img imgimg

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng

Kiến nghị, đề xuất ở đây có nhiều nội dung nằm trong tính toán của chúng tôi. Chúng tôi khẳng định lại việc công nhận văn bằng là cần thiết, phù hợp với thông lệ của quốc tế, đảm bảo quyền lợi của người có văn bằng và quyền lợi của quốc gia.

Công nhận là tả lại chương trình ấy, học ở đâu, thạc sỹ hay Tiến sỹ… Tôi cũng nhận thấy các chuyên gia trong buổi toạ đàm hôm nay tập trung vào bằng cấp, văn bằng…đi đào tạo theo chương trình của Nhà nước. Tôi luôn luôn chia sẻ với những người đã được Nhà nước cử đi đào có văn bằng cần công nhận. Tôi luôn nói với các đồng chí công nhận văn bằng của Bộ GDDT là hãy đặt trường hợp của mình vào người có văn bằng để triển khai, tuyệt đối không được làm khó và phải hỗ trợ tối đa người có văn bằng cần đi công nhận.

img imgimg

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng.

Hiện trên hệ thống website của chúng tôi đã có tương đối đầy đủ các hệ thống trường và liên tục cập nhật. Người có nhu cầu công nhận văn bằng cần nghiên cứu website này đỡ phải đi lại tốn kém và mất thời gian.

Quyết định 77 là sản phẩm đầu tiên của Nhà nước chúng ta công nhận văn bằng. Qua yêu cầu thực tiễn cần phải điều chỉnh. Bây giờ là thế giới phẳng, cần phải có cập nhật khắp 5 châu để phù hợp với thông lệ của quốc tế trong quá trình công nhận văn bằng.

Điểm mới là làm sao chúng ta phải đơn giản hoá nhất có thể, chương trình Bộ, Nhà nước cử là không phải công nhận văn bằng nữa. Thứ 2 là giữa 2 giai đoạn công nhận và xác thực sẽ cùng làm song song hay tách biệt ra. Cái gì làm được sẽ làm ngay và tiếp tục làm tiếp như cập nhật các chương trình tốt.

img imgimg

MC: Qua các ý kiến của chuyên gia và nhà quản lý cho thấy, đây là vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Việc các chuyên gia và nhà quản lý khẳng định công nhận văn bằng là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cho thấy có những vấn đề vướng mắc cần được tháo gỡ, điều chỉnh cho phù hợp. Dự thảo Thông tư mới sẽ  thay thế Quyết định 77, Thông tư 26 có điểm mới là gì, xin mời ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT chia sẻ.

img imgimg

PGS.TS Ngô Trí Long: Việc công nhận bằng cấp có cần thiết không? Theo tôi là có.

Nhưng hiện có hình thức Nhà nước cử đi, có hình thức du học tự túc. Có những người chỉ cần văn bằng hình thức, học những trường không đạt chất lượng. Nhưng không thể đánh đồng tất cả với nhau. Những người được Nhà nước cử đi học vẫn phải công nhận văn bằng là hết sức bất cập, không cần thiết.

img imgimg

PGS.TS Ngô Trí Long đang phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bộ GDĐT cần quy định cụ thể trường hợp nào cần công nhận, văn bằng nào nghiễm nhiên được công nhận để cơ sở sử dụng lao động hiểu được. Như thời kỳ chúng tôi, những người được cử đi học ở Đông Âu, Liên Xô cũ không chỉ giỏi đã được cử đi mà còn phải xem xét cả lý lịch gia đình. Vậy tại sao vẫn phải công nhận văn bằng?

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN tiếp tục trả lời câu hỏi:

Tôi đồng ý phải rất chú trọng vào hệ thống, nhưng không thể bỏ được công nhận cán bộ. Hệ thống làm chỉ tương đuơng, hệ thống đúng nhưng bằng rởm, không học thật thì sao. Hệ thống ở Châu Âu cực kỳ khó nhưng lại rất khó xác định rành mạch, cái này tương đương với cái gì? Ở Tây Âu mỗi Pháp là làm được còn Nga và Trung Quốc cũng vậy là văn bằng của Nhà nước. Tuy nhiên, ở Mỹ thì đại học là tự chủ nên không thể xác định văn bằng tương đương được. Đó là cơ sở pháp lý cần phải có quy trình để xác nhận được tương đương.

img imgimg

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT.

Vì thế, vừa qua chúng tôi phải ban hành “Khung trình độ quốc gia”. Hướng là Nhà nước phải xây dựng các khung trình độ tương đương để công nhận được văn bằng tương đương. Tức là làm “khung chương trình quốc gia” và “khung chương trình tương đương”, còn nếu chỉ riêng một khung chương trình thì lại không đủ để làm được.

Bây giờ chưa có một đơn vị nào bắt buộc làm xác nhận văn bằng nhưng nếu không làm thì Vụ Tổ chức cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm. Nếu như yêu cầu vị trí đó là Tiến sỹ thì bắt buộc phải làm công nhận văn bằng. Còn nếu vị trí đó không yêu cầu thì không bắt buộc phải xác nhận văn bằng.

img imgimg

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT: 

Tôi làm phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học 19 năm, suốt cả một thời gian rất dài, vấn đề văn bằng là một vấn đề nhức nhối nhưng chúng ta chưa có một giải pháp triệt để. Nếu bây giờ Bộ đưa ra một giải pháp để xây dựng khung pháp lý thuận lợi hơn thì sẽ tốt hơn.

img imgimg

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT.

Nhưng tôi vẫn thấy, vấn đề này ngày càng phức tạp, cần phải giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống. Thời của chúng tôi, Vụ Giáo dục Đại học làm chức năng này và chúng tôi hợp tác rất nhiều với bên công an để giải quyết vấn đề bằng giả. Những năm 70, chúng tôi đi học rất dễ dàng, lúc đấy người ta cũng không đòi hỏi gì căng thẳng lắm, chỉ cần đưa cái bằng ra là họ chấp nhận.

Tôi có đề nghị, nếu như bây giờ chúng ta vẫn theo đuổi việc công nhận văn bằng sẽ rất rườm rà, nên để việc đó cho đơn vị sử dụng lao động làm. Bộ GDĐT cần công khai danh sách các trường đạt chất lượng, có khung chương trình quốc gia để từ đó tham chiếu

img imgimg

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN bổ sung sau khi TS. Nguyễn Minh Phong phát biểu:

Thông tư mới, dựa vào cái gì để công nhận, chính là dựa vào những kết quả của 10 năm qua đã làm để sử dụng dữ liệu đó đối chiếu và công nhận. Thực tế, có loại bằng gần như không xác minh được chứ không phải quá khứ. Tôi cũng học ở thập kỷ 90 của thế kỷ trước ở nước ngoài về. 

Thực tế, Đại sứ quán thì lại xác định sai. Có trường hợp thời gian đi chỉ có 2 đến 3 ngày nhưng sứ quán vẫn xác nhận học toàn phần. Còn nếu một trường còn hoặc hồ sơ còn nguyên thì lại rất đơn giản. Chúng tôi gửi sang một công văn, trường bên đó sẽ xác nhận đúng là xong.

Ngoài ra, anh Phong nói cơ chế bảo lãnh. Cái này tôi hoàn toàn đồng ý. Vì học là học thật, đi nước ngoài là thật và bằng thật nên chỉ cần có người xác nhận và chịu trách nhiệm sau đó hồi tố là rất phù hợp.

img imgimg

Luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn Luật sư TP Hà Nội):

Tôi đồng tình với quyết định 77 về quy trình xác nhận công nhận văn bằng tương đương. Quyết định này giúp cho bản thân của người sử dụng lao động biết được văn bằng của người lao động ở cấp nào, chứng chỉ nào, xác định giá trị thật của nó có giả hay không. Quyết định 77  ra đời cũng có rất nhiều người đang bị quyết định này chi phối về việc thủ tục xác nhận văn bằng.

img imgimg

Luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự đã ban hành quy định xử phạt về việc người giả mạo văn bằng và việc làm văn bằng giả. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải ứng xử như thế nào khi cả 2 bên (Bộ Công an và Bộ Giáo dục – PV) đều phát hiện ra bằng giả?

Đó là, khi phát hiện dấu hiệu làm bằng giả hay sử dụng bằng giả thì chúng ta phải chuyển sang Bộ công an, nhưng nội dung kết nối trong quyết định 77 và thông tư kết nối tôi chưa thấy.

Vì vậy, tôi đề nghị Bộ GD đưa thẳng vào điều luật, vào Thông tư có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong việc quản lý văn bằng. Nếu làm được như vậy sẽ giúp cho người sử dụng bằng và người sự dụng lao động yên tâm hơn. 

img imgimg

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Biên tập viên cao cấp, Phó Ban Tuyên truyền Lý luận, Báo Nhân dân cho biết:

Nhược điểm tôi nhận thấy: Một là thời gian hơi bị cứng, chỉ nhận hồ sơ vào thứ 3 và thứ 5 nhưng thời hạn xác nhận chỉ sau 3 ngày thì khó cho người cần xác nhận.

img imgimg

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Biên tập viên cao cấp, Phó Ban Tuyên truyền Lý luận, Báo Nhân dân.

Về mặt lưu trữ, có người làm hồ sơ 2 năm nay rồi mà không có kết quả. Nếu không lưu giữ được gì để làm bằng chứng thì không có cơ chế làm nhanh. Trong khi cơ chế chờ thẩm định, văn bản trả lời không có ai nói là cơ quan nào phải làm tiếp và chịu trách nhiệm.

Việc cử đi học là Bộ cử đi thì công tác giữ liệu của Bộ phải giữ cả tài liệu cử đi chứ không chỉ đổ hết lỗi cho người được cử đi học. Bằng học ở Nga về đáng ra là “xịn nhất” nhưng cuối cùng lại là đáng nghi ngờ nhất!

Ngoài ra, cơ chế sau 30 ngày không có kết quả thì xử lý làm sao? Phải công nhận người ta chứ, lại không công nhận thì trong quy trình chưa có giải pháp xử lý dứt khoát.

Chúng tôi hoàn toàn công nhận nên có khảo thí nhưng phải có danh sách loại trừ, gắn với đảm bảo chất lượng, gắn với lịch sử mà theo tôi là ở Liên Xô (cũ) vì đó là chất lượng đào tạo “xịn”. Đất nước Liên Xô đã đổi tên, không dễ để còn có các tài liệu, nhưng bắt buộc phải đi khảo thí là không hợp lý, cần có danh sách loại trừ.

Ngoài ra, cơ chế liên thông giữa các bên chưa rõ và cũng cần có cơ chế bảo lãnh. Người đủ tin cậy bảo lãnh là được, nếu thấy sai thì có hồi tố và xử lý nghiêm sau.

Cần phải xác định rõ mục tiêu của khảo thí là gì? Hiện có 3 yêu cầu khảo thí nhưng chưa thấy xác định yêu cầu nào là quan trọng nhất. Mức độ khảo thí chính chủ hay không chính chủ, văn bằng đó Tiến sĩ hay không… Có danh sách đặc thù và đảm bảo thời gian của một số yêu cầu...

Ngoài ra, Bộ GDDT cần tăng dữ liệu về cơ sở thông tin, cơ sở đại học. Ngay cả trong hệ thống cũng không cập nhật cơ sở của tôi được đào tạo ở Nga là chậm cập nhật. Ngoài ra, sau bao nhiêu ngày nộp hồ sơ cần có biện pháp xử lý. Nếu anh không chứng minh được bằng giả thì phải công nhận chứ không thể để tới 2 năm mà không có trả lời. Tất cả cơ quan không có ai trả lời nhưng chỉ có cơ quan đại sứ quán trả lời cũng phải công nhận.

img imgimg

Bạn đọc Nguyễn Khôi (Hà Nội) hỏi: Tôi học khoa ngôn ngữ ở trường ĐH Tổng hợp Sofia, Bulgaria giai đoạn năm 1998-2002 theo chương trình lấy bằng thạc sĩ 6 năm. Nhưng sau khi hoàn thành khóa học của 4 năm thì tôi chuyển về nước và được nhà trường cấp giấy chứng nhận đã học hết giai đoạn 4 năm. Với quy định hiện nay, giấy chứng nhận đó của tôi có được công nhận không?

img imgimg

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN

Hiện có một số người trong số những người được nhà nước cử đi học nhưng khi về vẫn phải đòi hỏi giấy này. Điều này có thể được lý giải là những người này được bộ ngành, cơ quan, UBND tỉnh khác được cử đi học nhưng họ chưa biết và không sâu về giáo dục, không hỏi ý kiến của Bộ GDĐT nên không rõ về thủ tục.

img imgimg

Ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KHCN.

Việc công nhận văn bằng hiện nay về có 2 vấn đề: Thứ nhất, hệ thống văn bằng nước ngoài không giống văn bằng Việt Nam hoàn toàn, nên việc sắp xếp vị trí các văn bằng như thế nào cần phải xem xét. Thứ 2, việc xác minh bằng có thật hay giả. Năm 2018, bắt gần 10 trường hợp là bằng giả hoàn toàn. Chúng tôi đã liên hệ với hệ thống giáo dục nước ngoài để họ thẩm định.

Đối với việc đề xuất tương đương thì có thể nhanh nhưng đề xuất về thẩm định thì thời gian rất dài.

img imgimg

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT gửi ý kiến đến Báo Điện tử Dân Việt:

Hiện tượng người được nhà nước cử đi du học cũng bị kiểm định bằng thể hiện sự bất cập của việc này.

Vô hình chung, Bộ GDĐT đang tự tạo ra một “giấy phép con” đặt vai trí của Bộ lên trên tất cả các cơ sở giáo dục trên thế giới. Về mặt quản lý thì có thể hiểu được phần nào đó, nhưng về mặt học thuật thì chắc gì Bộ GDĐT đã đủ trình độ để kiểm định lại văn bằng của nhiều trường trên thế giới. Ví dụ như người ta đi học ở Havard về mà Bộ GDĐT cũng đòi kiểm định lại chất lượng đào tạo cũng như giá trị của văn bằng thì có đúng không?

Theo tôi, cần phải tinh giảm tối đa sự phiền hà từ các cơ chế “xin, cho” đối với người học, có như vậy mới thu hút được du học sinh về Việt Nam.

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT trả lời: Trước hết tôi khẳng định đây không phải giấy phép con và Bộ GDĐT chưa có một văn bản nào yêu cầu người học phải công nhận văn bằng mà phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu cá nhân. Khi một tổ chức, cá nhân yêu cầu chúng tôi sẽ thực hiện quy trình công nhận. Về mặt thủ tục, trong hai năm vừa qua chúng tôi đã cố gắng cái tiến để đơn giản hóa quá trình này, chúng tôi đã xây dựng website để người có nhu cầu có thể gửi hồ sơ trực tiếp, sắp tới mọi người có thể làm thủ tục công nhận qua mạng.

Ở đây chúng ta chỉ nói một ý là, việc yêu cầu công nhận văn bằng nước ngoài không phải yêu cầu của Bộ GDĐT mà do nhu cầu của cá nhân. Bộ chỉ làm thủ tục để công nhận mà thôi.

img imgimg

Trong 10 năm qua, cơ bản tuyệt đại đa số chúng tôi đáp ứng được những người công nhận văn bằng. Tuy nhiên, tính đa dạng, tính lịch sử còn trường hợp cụ thể khác nhau, còn khó khăn thuộc về hồ sơ, giấy tờ nên có trường hợp chưa đuợc công nhận, có trường hợp không được công nhận. Về mặt kinh phí, theo thông tư quy định Trung tâm dịch vụ công thu, nộp lại 60% ngân sách Nhà nước, còn lại 40% giữ lại bao gồm chi phí lương và chi phí vận hành Trung tâm.

Tôi khẳng định, việc công nhận văn bằng là cần thiết và thiết thực của sự phát triển đất nước. Tiềm lực của người dân ngày càng lớn với nhu cầu đi đào tạo ở nước ngoài ngày càng nhiều hơn nên cần phải có những điều chỉnh các quy định cho phù hợp vì quyền lợi của quốc gia.

Ông Trinh cho biết thêm.

img imgimg

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT khái quát về quy định Công nhận văn bằng nước ngoài trong thời gian qua.

.img imgimg

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT.

Quản lý văn bằng nói chung, trong đó có văn bằng của các cơ sở nước ngoài cấp cho người Việt Nam là một hoạt động đã được thực hiện 10 năm nay. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, đơn vị và đặc biệt là các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin cho chúng tôi ở nhiều góc độ để chúng tôi làm tốt hơn trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, trong những năm tháng khó khăn của đất nuớc, Bác Hồ cũng đã quan tâm tới công tác giáo dục đào tạo. Nếu chỉ có đào tạo trong nước thì khó có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Vì thế, trong suốt thời gian dài chúng ta có nhiều người ra nước ngoài học tập ở chương trình khác nhau và con đường khác nhau. Người Việt Nam đi ra nước ngoài học tập ngày càng nhiều. Có người đi bằng chương trình hợp tác hoặc có người đi bằng con đường tự túc... Nó góp phần quan trọng vào đào tạo nhân lực chất lượng cao cho quốc gia.

Như một quy luật logic, trong mỗi vấn đề bao giờ cũng có 2 mặt của nó. Việt học tập ở nước ngoài thực tiễn đã đi trước còn công nhận văn bằng là đi sau và đây là quy luật phổ biến, chức năng của cơ quan quản lý bao giờ cũng có chức năng dự báo và định hướng điều chỉnh cho các hoạt động phổ biến này.

Năm 2008 chúng ta có Quyết định 77, khi đó mới có câu chuyện công nhận văn bằng của các tổ chức nước ngoài cho người Việt Nam. Ở các nước trên thế giới cũng có hoạt động công nhận văn bằng đào tạo của các cơ sở ở nước ngoài. Việc công nhận là được thừa nhận ở mỗi quốc gia, người sử dụng nó sẽ được phát huy, đồng thời có kênh để xác định văn bằng kém chất lượng, văn bằng giả…lọt vào thực tiễn cuộc sống. Sau 10 năm thực hiện, chúng tôi cơ bản thực hiện theo quy định hiện hành và công nhận khoảng 24.000 văn bằng.

Cho đến hiện nay, hệ thống văn bản quy phạp pháp luật liên quan tới văn bằng chưa có một văn bằng nào bắt buộc cơ quan, tổ chức phải công nhận văn bằng. Mà chỉ do cơ quan, tổ chức nào đó mà người có văn bằng đang công tác yêu cầu.

img imgimg


img imgimg

Ông Phan Huy Hà - Phó Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt tặng hoa cho các khách mời. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem