Kỹ thuật khó “vươn tay” về tận vùng sâu

Lê Mai Thứ bảy, ngày 17/11/2018 06:21 AM (GMT+7)
Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh năm 2013-2018 và kế hoạch 2018-2020 ngày 15.11, PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, 5 năm qua, cả nước đã có 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh (BVVT). Đã có 2.000 kỹ thuật được chuyển giao cho BVVT với 10 chuyên khoa (ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc).
Bình luận 0

img

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ - BVVT của 3 bệnh viện T.Ư đã làm chủ được kỹ thuật đặt stent trên người bệnh bị phình tách động mạch chủ. Ảnh: L.M

Nhờ chuyển giao thành công, nhiều BV vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo đã thực hiện được những kỹ thuật điều trị khó, cứu giúp hàng ngàn ca bệnh cấp cứu khó sống sót nếu phải di chuyển xa. Đồng thời, BVVT đã giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh cho người dân. BVVT phát triển rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, không chỉ dừng lại phát triển ở các BV đa khoa, chuyên khoa tỉnh mà còn được thực hiện ở nhiều BV tuyến huyện như BV Đa khoa Mộc Châu (Sơn La), BV Đa khoa Mường Khương (Lào Cai); Trung tâm Y tế huyện Tam Đường (Lai Châu).

"Các y, bác sĩ tuyến dưới được chuyên gia ở tuyến trên "cầm tay chỉ việc", trình độ tay nghề được nâng lên rõ rệt. Không chỉ có vậy, thông qua hệ thống telemedicine, nhiều ca bệnh được hội chẩn trực tuyến, bệnh nhân không phải chuyển lên tuyến trên, tỉ lệ tai biến cũng giảm đi, giảm bệnh nhân tử vong" - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem