Lần đầu tiên được tổ chức, chương trình Bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật năm 2021 và Tọa đàm: "Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp đẩy mạnh chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022" của Báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ các kết quả, điểm nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2021, trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt xin giới 10 sự kiện nổi bật nhất của ngành nông nghiệp do báo tổ chức bình chọn.

10 SỰ KIỆN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NỔI BẬT NĂM 2021 ĐƯỢC BÌNH CHỌN BỞI 10 CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN HIỆN NAY, GỒM:

1. Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT.

2. TS Đặng Kim Sơn - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ.

4. GS-VS Nguyễn Văn Bộ - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

5. TS. Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương.

6. Ông Hoàng Văn Tú - chuyên gia hệ thống thực phẩm, đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam.

7. ThS. Bùi Kim Thùy - chuyên gia, Đại diện Cấp cao Hội đồng kinh doanh ASEAN- Hoa Kỳ (USABC).

8. TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).

9. Ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nông thôn mới.

10. Bà Nguyễn Thị Thành Thực - doanh nhân, Ủy viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico.


Xem chi tiết từng Sự kiện

Chịu tác động bởi dịch Covid-19, tăng trưởng nông nghiệp vẫn duy trì ở mức cao so với GDP bình quân chung cả nước (ước đạt 2%). Sản lượng lương thực tăng hơn 1 triệu tấn đạt 43,86 triệu tấn trong điều kiện sử dụng linh hoạt 3,5 triệu ha đất lúa mà Quốc hội thông qua; góp phần đảm bảo an ninh lương thực vững chắc và phục vụ xuất khẩu. Đây cũng là năm đầu tiên ngành nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đạ, nông dân văn minh".

Tại Hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: Việt Nam sẽ trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững của thế giới.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2021, sản lượng lúa đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn, mặc dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39.700ha nhưng năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020; đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.

Tại Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: "Nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng tới 2,9%, quý III/2021 tăng trưởng kinh tế âm 6,4% nhưng nhờ đoàn kết, vượt khó vươn lên, chúng ta đã lấy lại đà tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tăng trưởng dương đã góp phần cho tăng trưởng dương của nền kinh tế đất nước”.

Với mức tăng trưởng tăng 14,9% so với năm 2020. Đây cũng là năm đầu tiên Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.

Trong đó nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%. Tiếp tục có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (thêm 1 mặt hàng là Thức ăn gia súc và nguyên liệu), trong đó có 06 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD; rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su trên 3,31 tỷ USD).

Đặc biệt ấn tượng với con số xuất khẩu nông lâm thủy sản lập kỷ lục 48,6 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đó là sản phẩm của Việt Nam, là sự sáng tạo, nỗ lực của doanh nghiệp, người dân. "Nông dân đã làm giàu bằng bàn tay khối óc ở từng khung trời, cửa biển, góp vào thành tích chung của nền kinh tế" - Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để đạt được những kết quả quan trọng đó, ngành nông nghiệp đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phát huy, kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được, có nhiều đổi mới, sáng tạo để nâng tầm giá trị nông sản. Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, trong hợp tác quốc tế, linh hoạt thích ứng đã giúp ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn khi chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng.

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ NNPTNT trong năm 2022 đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cao hơn để có thể tận dụng hết cơ hội từ các FTAs Việt Nam tham gia.

Vấn đề này đặt ra câu hỏi cần giải quyết, đó là cần xây dựng các ngành nghề ở nông thôn để hạn chế tình trạng di cư, giúp người dân yên tâm ở lại lao động sản xuất.

TS. Đặng Kim Sơn, Chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đánh giá: Đây là thực trạng chưa từng có. Nó đặt ra rất nhiều vấn đề không chỉ với ngành nông nghiệp mà còn liên quan tới các ngành dịch vụ, kinh tế, phi nông nghiệp… Khi họ về quê thì dạy cho họ cách nào để có nghề, hướng họ làm gì để có thể tiếp tục mưu sinh, chứ không đơn thuần là quản lý bằng mã số trên căn cước công dân.

"Chúng ta cần đào tạo người nông dân. Cần xem xét người nông dân là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Đề đào tạo người nông dân chúng ta cần hướng dẫn, hỗ trợ họ đổi mới tư duy, xây dựng kết cấu giai tầng của người nông dân và xây dựng các KHKT " – ông Sơn kết luận.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, doanh nhân, Ủy viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico cũng cho rằng "rời phố về quê" là sự kiện mang tầm ảnh hưởng lớn lao. "Nó sẽ đồng điệu với mong muốn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, đó là thúc đẩy nông nghiệp đa giá trị. Sản xuất nông nghiệp bây giờ không đơn thuần là có sản phẩm cụ thể như hạt thóc, củ khoai, gánh rau nữa, mà giá trị của nó còn nằm ở những yếu tố vô hình như như du lịch trải nghiệm nông nghiệp" – bà Thực nhấn mạnh.

Đây là đợt ùn tắc kỷ lục xe chở nông sản tại cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái và dự kiến tình trạng này chưa thể tháo gỡ được ngay.

TS. Đặng Kim Sơn, Chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nhận định, trước đây thường chỉ ùn tắc với thanh long, dưa hấu, giờ thì tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới. Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, họ không chỉ đưa ra lí do chống dịch Covid-19 mà đã cấm nhập khẩu tiểu ngạch.

Đã đến lúc chúng ta cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc, bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua trung gian, đường bộ như thế này nữa.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, từ vấn đề này, chúng ta phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, thay đổi tư duy win-win, tức là cùng có lợi.

"Hiện, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều về chính sách tiêu thụ nông sản, không chỉ xuất khẩu tiểu ngạch, mà còn xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua đường biển…

Chúng ta cần nhận diện rõ vấn đề này và thay đổi, nếu không thay đổi thì tình trạng nông sản ùn ứ sẽ còn tiếp diễn" - ông Tiến cảnh báo.

Trong khi giá thịt lợn, nhất là giá gia cầm giảm sâu suốt hơn 1 năm, thì giá vật tư đầu vào (thức ăn chăn nuôi tăng gấp 2 lần, phân bón tăng 3 lần) đã gây khó khăn cho người nông dân.

Theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 2022 tiếp tục sẽ là năm khó khăn của ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Nguyên nhân là do giá vật tư đầu vào dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.

Điều này cũng phụ thuộc vào mặt bằng nông sản thế giới tăng, khi giá gạo, ngô, đậu tương cũng đang tăng phi mã. Chúng ta lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nhiều nên chắc chắn việc giảm giá đầu vào là rất khó. Chưa kể, giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi sẽ không tăng mạnh như giá đầu vào nên khó khăn là điều nhìn thấy rõ.

Tính riêng trong năm 2021 đã tăng thêm 2.000 sản phẩm. Đã có 2.966 chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều chủ thể là hợp tác xã, phụ nữ, người dân tộc thiểu số…

Ngoài mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP, chương trình còn hỗ trợ các loại hình tổ chức sản xuất phát triển, đẩy mạnh liên kết trong hợp tác xã. Trong số 2.776 chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP có 37,6% là các hợp tác xã, doanh nghiệp chiếm 27,1 %, chủ thể hộ 31%, còn lại là các loại hình khác.

Quan trọng hơn, chương trình tạo ra chuỗi giá trị mang tính khép kín, định hình được vị trí của nhóm sản phẩm đặc sản gắn với lợi thế từng vùng miền. Với sản phẩm OCOP, các chủ thể không chỉ bán sản phẩm đó mà còn có thể bán cả giá trị văn hóa. Điều này cũng góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đang bị mai một, giữ bản sắc của mỗi quốc gia bởi bản sắc của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sản phẩm đặc sản.

Đã có 2 triệu hộ nông dân đăng ký gian hàng số trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều mặt hàng như vải thiều, nhãn, xoài đã được đưa lên sàn điện tử để tiêu thụ. Cũng trong năm 2021, Bộ NNPTNT đã quyết định thành lập Tổ công tác 970 để kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân 19 tỉnh, thành phía Nam chịu tác động bởi phong tỏa và giãn cách vì Covid-19, qua đó giúp nhiều mặt hàng nông sản đã được tiêu thụ kịp thời.

Theo thống kê, số mặt hàng nông sản đặc sản Việt Nam bán trên sàn Sendo tăng vọt 50% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, con số này cũng đã tăng 29% so với năm 2019.

Sàn này cũng cho biết số lượng đơn hàng mua nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam trong năm 2021 cũng tăng đến 45% so với năm ngoái. Một số sự kiện nổi bật bao gồm xúc tiến thành công 100 tấn rau Hải Dương và 100 tấn vải thiều Bắc Giang trên sàn Sendo.

Theo các chuyên gia, bất chấp những bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường nhiều hứa hẹn cho thương mại điện tử. Giữa tình hình dịch phức tạp, các giao dịch trực tuyến trở thành cầu nối để người dân tiếp cận được các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Theo đó, tại Hội nghị COP 26 diễn ra ở Glasgow (Vương Quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết: Đến năm 2030, Viêt Nam sẽ chấm dứt nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.

Thực tế đã chứng minh, Việt Nam đã và đang nỗ lực giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, có những thành tựu quan trọng cả trong bảo vệ, phát triển rừng. Đến năm 2020, độ che phủ rừng của Việt Nam đã đạt 42,01%, trong khi con số này những năm 1990 chỉ 27,3%.

Trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam với những mục tiêu rất cụ thể như duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%.

Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 – 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.

Với mục tiêu xác định mục tiêu đến năm 2025 cả nước ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Phấn đấu ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó ít nhất 20% số huyện được công nhận NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Mỗi tỉnh có ít nhất hai huyện đạt chuẩn NTM.

Công trình phục vụ tưới cho 380.000ha lúa vùng mặn ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đây cũng là dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm, tranh luận nhiều chiều. Việc khánh thành dự án sẽ giúp giảm xâm nhập mặn ở ĐBSCL và chủ động nguồn nước tưới bền vững phục vụ canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản.

Nguyên tắc vận hành công trình này là thống nhất trong toàn hệ thống, không chia cắt theo địa giới hành chính; bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho người và tài sản trong khu vực, hài hòa lợi ích giữa các nhu cầu sử dụng nước, phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi.

Việc vận hành không làm thay đổi nguồn nước của các hệ sinh thái hiện tại (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên); không để xảy ra tranh chấp về nguồn nước, cũng như hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; không vượt quá các chỉ tiêu thiết kế công trình và năng lực thực tế của hệ thống.

Thời gian vận hành công trình chia làm 2 mùa: mùa khô tính từ đầu tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau; mùa mưa tính từ tháng 5 đến tháng 11.

Nội dung: NTNN - Dân Việt   *   Mỹ thuật: Hữu Anh   *   Kỹ thuật: Linh Trần - Hiếu Phạm