Thứ tư, 01/05/2024

ADB: Việt Nam đang hồi phục kinh tế với mức tăng trưởng dự báo 6%

11/04/2024 3:24 PM (GMT+7)

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm nay giữ nguyên dự báo tăng trưởng 6,0% năm 2024 cho Việt Nam, là mức ADB đã dự báo trước đó, cho dù các bất ổn ở môi trường bên ngoài vẫn đang kéo dài.

Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được công bố hôm nay 11/4 tại Hà Nội, ADB kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6% năm nay và 6,2% trong năm 2025.

Phát biểu tại buổi công bố báo cáo này, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức.

ADB dự báo tỷ lệ lạm phát năm nay và năm tới đều ở mức 4%, đều cao hơn mức 3,3% trong năm 2023 và 3,2% trong năm 2022.

ADB: Việt Nam đang hồi phục kinh tế với mức tăng trưởng dự báo 6%- Ảnh 1.

Hai cột phía bên phải là dự báo lạm phát năm 2024 và 2025 được ADB công bố ngày 11/4/2024. Tại Đông Nam Á, lạm phát ở Việt Nam được dự báo 4% cho cả 2 năm. Nguồn ADB

Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia của ADB, cho biết nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023. Tuy nhiên, việc chuyển hướng nhanh chóng sang chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công quy mô lớn là một trong những biện pháp then chốt được thực hiện để duy trì phục hồi tăng trưởng trong năm 2023.

Ông Hùng cho biết sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.

Ông Chakraborty cho rằng để thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước như sự phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế, thị trường vốn non trẻ, sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cũng như các rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp.

Cùng ngày tại Philippines nơi ADB đặt trụ sở chính, ngân hàng này công bố trong báo cáo ADO tháng 4 rằng các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á -- Thái Bình Dương được dự báo tăng trưởng trung bình 4,9% trong năm nay vì khu vực này tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh nhu cầu nội địa mạnh mẽ, xuất khẩu chất bán dẫn được cải thiện và du lịch phục hồi.

ADB: Việt Nam đang hồi phục kinh tế với mức tăng trưởng dự báo 6%- Ảnh 3.

ADB dự báo: 4,9% là tốc độ tăng trưởng 2024 và 2025 cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á -- Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần cảnh giác do vẫn còn một số nguy cơ rủi ro, bao gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng, tính không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Mỹ (được quyết định bởi FED là ngân hàng trung ương của Mỹ), tác động của thời tiết cực đoan, và sự suy yếu hơn nữa của thị trường bất động sản Trung Quốc, theo ADB.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.

Làm sao để tránh "bẫy" lãi suất khi vay ngân hàng để mua nhà?

Làm sao để tránh "bẫy" lãi suất khi vay ngân hàng để mua nhà?

Các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với bất động sản, mức thấp nhất từ 5%/năm. Vì vậy, nhiều đôi vợ chồng trẻ có thể muốn vay tiền mua nhà. Các chuyên gia đã lưu ý nhiều vấn đề để người vay tránh “bẫy” lãi suất thả nổi sau khi hết ưu đãi.

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.