Thứ năm, 02/05/2024

Bà Mai Kiều Liên lý giải mục tiêu lợi nhuận Vinamilk đi ngang

25/04/2023 10:28 PM (GMT+7)

Vinamilk đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đi ngang so với năm 2022. Thực tế, lợi nhuận 2022 đã giảm 19% so với năm 2021. Bà Mai Kiều Liên lý giải hiện tượng này như thế nào với các cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức ngày 25/4, đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2023. Vinamilk đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu khoảng 5%, nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn không thay đổi so với kết quả đạt được năm 2022.

Giá nguyên liệu tăng, Vinamilk thận trọng

Năm 2023, Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu đạt 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với kết quả đạt được năm 2022, lợi nhuận trước thuế 10.496 tỷ đồng, tương đương kết quả thực hiện năm 2022.

CEO Vinamilk Mai Kiều Liên cho rằng không như trước đây, với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia và thương mại quốc tế, tác động của suy thoái kinh tế trong một nền kinh tế sẽ được cảm nhận sâu sắc hơn ở những nơi khác. Điều đó có thể có tác động đến người tiêu dùng và các đối tác của Vinamilk.

Bà Mai Kiều Liên lý giải mục tiêu lợi nhuận Vinamilk đi ngang - Ảnh 1.

Theo bà Mai Kiều Liên, giá nguyên liệu tăng khiến lợi nhuận Vinamilk bị ảnh hưởng. Ảnh: VNM

Trước những yếu tố này, Vinamilk bước vào năm tài chính 2023 với sự thận trọng và quyết tâm chuyển đổi, vì chỉ có chuyển đổi mới có thể vượt qua cái bóng của những thành công trước đây để phát huy hết các tiềm năng trong thời kỳ mới. 

Theo bà Liên, ưu tiên ngắn hạn của Vinamilk sẽ là tăng trưởng thị phần và doanh số bán hàng một cách bền vững và có lợi nhuận. Đó là lý do Vinamilk tập trung tối ưu chi phí vận hành, để có thể tái đầu tư mở rộng kênh phân phối và củng cố sức mạnh thương hiệu.

Chia sẻ kỹ hơn với cổ đông về việc vì sao doanh thu qua các năm đều tăng, nhưng lợi nhuận lại giảm trong năm 2022, và mục tiêu 2023 vẫn “giậm chân tại chỗ”, bà Mai Kiều Liên cho rằng do giá nguyên vật liệu thời gian qua tăng quá cao. Ngành sữa chưa bao giờ đối mặt với tình trạng giá nguyên vật liệu đầu vào cao như vậy, tăng từ 30-50% do chi phí vận chuyển và do chiến tranh đã tác động lớn tới chi phí của công ty.

Trong khi đó, công ty không thể chuyển phần chi phí tăng thêm này vào giá bán cho người tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn, mà chỉ tăng giá 3%. Mức tăng này không đủ bù vào chi phí nhập khẩu và sản xuất nên mức lợi nhuận giảm.

Về kế hoạch chia cổ tức, năm 2023, công ty sẽ dùng tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất để trả cổ tức, dự kiến tạm ứng cổ tức đợt một vào ngày 5/10 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu. Năm 2022, đại hội đồng cổ đông Vinamilk đã thông qua phương án chia cổ tức 3.850 đồng/cổ phần. Đây là doanh nghiệp luôn nằm trong nhóm chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông cao nhất.

Vinamilk bán điện mặt trời 

Đại hội đồng cổ đông Vinamilk cũng thông qua việc điều chỉnh, bổ sung thêm sản xuất điện mặt trời (trừ truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối, thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân…) vào danh mục ngành nghề kinh doanh. Theo Vinamilk, doanh nghiệp để có thể bán lại điện mặt trời mái nhà dư thừa cho Tập đoàn điện lực Việt Nam. 

Đồng thời Vinamilk cũng bổ sung việc bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, việc bổ sung thêm để linh hoạt trong việc bán lẻ các loại hàng hóa khác nhau trong các cửa hàng kinh doanh.

Bà Mai Kiều Liên lý giải mục tiêu lợi nhuận Vinamilk đi ngang - Ảnh 2.

Năm 2023, Vinamilk đặt ra nhiều chiến lược để gia tăng thị phần. Ảnh: VNM

Năm 2023, Vinamilk đặt ra nhiều chiến lược để gia tăng thị phần, doanh thu và chắc chân lợi nhuận tương tự năm 2022. 

Thứ nhất, doanh nghiệp dẫn đầu thị phần sữa sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm và trải nghiệm cho người tiêu dùng, bằng việc tái cấu trúc danh mục sản phẩm, rà soát chất lượng sản phẩm và tối ưu quy trình tung sản phẩm mới, cải thiện cơ cấu giá, quy cách bao bì theo từng kênh và từng vùng miền, xây dựng danh mục sản phẩm mới, chuẩn bị cho việc mở rộng danh mục trong 5 năm tiếp theo.

Thứ hai, Vinamilk sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp bền vững, bằng việc tập trung hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng, nhà phân phối trong chuỗi cung ứng, xây dựng nền tảng năng lực làm chủ công nghệ, chuẩn bị cho các dự án tối ưu hóa hoạt động kinh doanh bằng tự động hóa và phân tích dữ liệu; bắt đầu với hoạt động bán hàng và tiếp thị kỹ thuật số.

Thứ ba, doanh nghiệp sẽ mở rộng dịch vụ phân phối đa kênh trực tiếp đến người tiêu dùng, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mới.

Đặc biệt, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết sẽ khai thác các cơ hội tại các thị trường tiềm năng thông qua các hoạt động đầu tư liên doanh, M&A, và tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại những thị trường đã có sự hiện diện như Mỹ, Campuchia, Philippines.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.