Thứ tư, 01/05/2024

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo

03/06/2023 8:02 AM (GMT+7)

Tính đến thời điểm hiện tại, 4 mạng di động ảo gồm Mobicast, ASIM, Đông Dương Telecom và Digilife đã phát triển 2,65 triệu thuê bao di động, chiếm 2,1

Theo thống kê đến ngày 30/4 của Cục Viễn thông, Việt Nam có 2,65 triệu thuê bao sử dụng mạng di động ảo. Hiện thị trường di động Việt Nam có ARPU thấp và bị cạnh tranh gay gắt từ dịch vụ OTT. Vì vâỵ, việc các nhà mạng di động ảo tham gia cung cấp dịch vụ sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chuyển đổi số.

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo - Ảnh 1.

Có 2,65 triệu thuê bao tại Việt Nam sử dụng mạng di động ảo

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) chia sẻ, mô hình mạng di động ảo có thể triển khai các dịch vụ trên toàn quốc, giúp tiết kiệm hạ tầng, tài nguyên và mang lại giá trị cho khách hàng.

Các mạng di động ảo chỉ cần mua buôn lưu lượng của các nhà mạng có hạ tầng, tập trung vào khâu kinh doanh để đem đến sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Do đó, mạng di động ảo sẽ có lợi thế phát triển hơn, chỉ cần chọn thị trường ngách để phát triển mà không cần đánh rộng như nhà mạng có hạ tầng.

Tuy nhiên, một điều khó khăn ở đây là mạng di động ảo sẽ phụ thuộc nhiều vào các nhà mạng có hạ tầng. Hơn nữa, mô hình này còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên cần có những chính sách quản lý để thúc đẩy cạnh tranh.

Năm 2010. Bộ TT&TT cấp phép cho một số nhà mạng di động ảo như FPT, VTC,… Theo đó, VTC sẽ mang đến dịch vụ thông tin di động trên hạ tầng 3G của EVN Telecom, roaming với các mạng 2G trong nước.

Ngoài ra, VTC sẽ nghiên cứu các phương án roaming với các mạng di động khác, mở rộng vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Còn bên phía FPT lúc đó không đưa ra kế hoạch kinh doanh và hợp tác với các nhà mạng có hạ tầng.

Tại thời điểm đó, Bộ TT&TT cho rằng, nếu doanh nghiệp nào đủ điều kiện, Bộ sẽ cấp phép vì mạng di động ảo không có băng tần riêng, mà phải sử dụng hạ tầng cũng như băng tần của các mạng di động khác. Tuy nhiên, một thời gian sau các doanh nghiệp đã âm thầm rút lui khỏi thị trường.

Theo Thế giới & Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.