Thứ năm, 02/05/2024

Cổ đông “phình to” ở nhiều doanh nghiệp, điều gì sẽ xảy ra?

15/01/2024 11:38 AM (GMT+7)

Doanh nghiệp có quá nhiều cổ đông nhỏ lẻ thì cổ phiếu sẽ bị pha loãng nhiều, giá cổ phiếu vì thế dễ biến động và vận động giá của cổ phiếu sẽ khó đi theo định hướng được.

Mới đây, theo biên bản Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2023 mà Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) công bố, ghi nhận hiện đơn vị này có tổng cộng 78.737 cổ đông, tham gia nắm giữ hơn 1,95 tỷ cổ phiếu NVL, mức cao nhất trong lịch sử tại thời điểm 28/12/2023.

Cổ đông “phình to” ở nhiều doanh nghiệp, điều gì sẽ xảy ra?- Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có lượng cổ đông lên tới hàng chục nghìn người. Ảnh minh họa: SSI

Lượng cổ đông "phình to" ở nhiều doanh nghiệp

Trước đó, vào tháng 9/2022, Novaland chỉ có khoảng 13.878 cổ đông nhưng con số này đã tăng 67.668 cổ đông vào ngày 28/12/2022, cao gấp 5 lần chỉ trong vòng 3 tháng, đồng nghĩa mỗi ngày Novaland có thêm 680 cổ đông. Đây là giai đoạn mà nhiều công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu NVL và đã có nhiều phiên "giải cứu" đến hàng trăm triệu cổ phiếu trong tháng 11/2022.

Với lượng cổ đông này, Novaland đứng đầu danh sách công ty bất động sản có lượng cổ đông đông đảo nhất, vượt qua những cái tên nổi bật như Vinhomes, Đất Xanh, DIC Corp, CEO Group,...

Tại Đất Xanh (Đất Xanh Group, mã DXG), số lượng cổ đông mới nhất được công bố của công ty này đạt 54.684, trong đó 54.083 cổ đông cá nhân trong nước, 93 cổ đông tổ chức trong nước và 507 cổ đông ngoại.

Tuy nhiên, nếu so với Hòa Phát thì lượng cổ đông của Novaland hay Đất Xanh vẫn có phần "khiêm tốn". Theo đó, số liệu chốt danh sách cổ đông dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 cho thấy Hòa Phát có đến 179.100 cổ đông. Vì vậy, không ngạc nhiên khi cổ phiếu HPG được gọi bằng cái tên "cổ phiếu quốc dân" những năm qua.

Cụ thể, số cổ đông của Hòa Phát đã tăng mạnh những năm gần đây, từ mức dưới 10.000 người năm 2016, đã lên xấp xỉ 20.000 người năm 2018. Tuy vậy năm 2022 mới bùng nổ, lượng cổ đông tăng từ gần 63.000 người lên hơn 161.200 người.

Và số cổ đông tăng thêm 38.000 người chỉ trong 1 năm, lên 179.108 người vào kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 tổ chức vào tháng 2/2023.

Tại SSI, lượng cổ đông ghi nhận lên gần 86 nghìn cổ đông tại thời điểm chốt danh sách cổ đông họp mùa ĐHĐCĐ năm 2023. Thời điểm đó, SSI giữ vị trí "á quân" về số lượng cổ đông, chỉ sau ông lớn Hòa Phát.

Cổ đông “phình to” ở nhiều doanh nghiệp, điều gì sẽ xảy ra?- Ảnh 2.

Doanh nghiệp có quá nhiều cổ đông, bên cạnh mặt lợi thì cũng không ít bất lợi. Ảnh minh họa

Một doanh nghiệp khác cũng có lượng cổ đông "khủng" là Sacombank. Theo số liệu ghi nhận tại thời điểm giữa tháng 3/2023, nhà băng này ghi nhận khoảng 81.000 cổ đông, nắm giữ gần 1,89 tỷ cổ phiếu. Lượng cổ đông này chỉ xếp sau HPG và SSI.

Danh sách các DN có trên 20.000 cổ đông trên sàn chứng khoán còn nhiều cái tên khác như: DIC Corp (DIG), C.E.O group (CEO), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Nam Kim (NKG), Vinaconex (VCG), Eximbank (EIB)…

Cổ đông "như quân Nguyên", lợi hay hại?

Lý giải sự bùng nổ cổ đông ở nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia chứng khoán cho rằng, vài năm gần đây, thị trường chứng khoán chứng kiến lượng lớn dòng tiền xuất phát từ lực lượng nhà đầu tư cá nhân, chiếm từ 80-90% thanh khoản toàn thị trường.

Cụ thể, từ đầu năm 2021 tới nửa cuối năm 2022, mỗi tháng đều đặn có hơn 100.000 tài khoản mở mới từ nhà đầu tư trong nước. Đây phần lớn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới gia nhập (F0), ít kinh nghiệm nhưng mong muốn có lời nhanh. Do đó, xu hướng chung họ sẽ tìm tới những cổ phiếu có tên tuổi lớn vì có độ nhận diện cao, nhiều thông tin, đồng thời sở hữu thanh khoản tốt để dễ giao dịch mua bán…

Thêm vào đó, không ít doanh nghiệp đã tận dụng sự hưng phấn của thị trường thời điểm này để triển khai hàng loạt kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu mới cho cổ đông hay chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Cổ đông “phình to” ở nhiều doanh nghiệp, điều gì sẽ xảy ra?- Ảnh 3.

Hòa Phát là doanh nghiệp có số lượng cổ đông khủng trên thị trường, với đến 179.100 cổ đông, nên cổ phiếu HPG được gọi bằng cái tên "cổ phiếu quốc dân" những năm qua. Ảnh: HPG

Chính số lượng cổ phiếu lưu hành tăng mạnh trong xu hướng nhà đầu tư đổ xô vào thị trường đã đưa lượng cổ đông tại các DN thời điểm này ngày càng "phình to".

Lượng cổ đông phình to "như quân Nguyên" thì liệu có lợi hay hại? Theo nhận xét của ông Trần Bá Duy, Giám đốc Phòng Tư vấn Đầu tư (Công ty CP Chứng khoán VPS), cổ đông nhiều thì cũng có lợi và cũng có hại.

Cụ thể, về ưu điểm thì rõ ràng doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến, có thể do doanh nghiệp làm truyền thông tốt, hoặc có dự án nào đó được nhiều người biết, giúp doanh nghiệp khuếch trương được thương hiệu.

Tuy nhiên, về mặt hại thì doanh nghiệp có quá nhiều cổ đông nhỏ lẻ thì cổ phiếu sẽ bị pha loãng nhiều, giá cổ phiếu vì thế dễ biến động và vận động giá của cổ phiếu sẽ khó đi theo định hướng được. Khi cổ đông nhỏ lẻ quá nhiều thì sẽ không nằm trong gu của những nhà đầu tư thuộc trường phái đầu tư tăng trưởng.

"Có nghĩa là khi các nhà đầu tư trường phái tăng trưởng muốn kéo giá lên thì cổ đông nhỏ lẻ lại bán ra. Bởi nhà đầu tư nhỏ lẻ thường là nhà đầu tư cá nhân và dễ bị chi phối bởi cảm xúc, nên khi có tin xấu thì sẽ đua nhau bán. Đây cũng là rủi ro lớn nhất với các DN có quá nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ", ông Duy phân tích.

Trên thực tế, đã có không ít khó khăn với các DN có lượng cổ đông lớn khi muốn tổ chức ĐHĐCĐ để thông qua một vấn đề nào đó nhưng không đủ tỷ lệ tham dự. Trường hợp tại Eximbank hay CII thời gian qua là điển hình.

Tại CII, để tri ân đến cổ đông có quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường sắp tới, CII cho biết tùy thuộc vào số lượng cổ phần sở hữu của cổ đông có quyền tham dự, cổ đông trực tiếp tham dự hoặc ủy quyền tham dự sẽ được quà tri ân bằng tiền thông qua hình thức chuyển khoản. Đáng lưu ý, đây không phải lần đầu CII dùng quà tri ân cổ đông bằng tiền mặt (thông qua hình thức chuyển khoản).

Trong năm 2023, CII đã vài lần dùng hình thức này để khích lệ cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường.

Phấn đấu 10% dân số tham gia thị trường chứng khoán vào năm 2030

Trong dự thảo quyết định "Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030", Bộ Tài Chính đặt mục tiêu số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 8% dân số vào năm 2025 và 10% dân số vào năm 2030.

Trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.