Chủ nhật, 28/04/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (8/3): Ngày đầu tiên "chào sàn" HoSE, cổ phiếu NAB của Nam A Bank có gì?

08/03/2024 6:30 AM (GMT+7)

Hôm nay, hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB) sẽ chính thức niêm yết trên sàn HoSE với giá tham chiếu 15.900 đồng/cổ phiếu và biên độ dao động +/-20%. Diễn biến của cổ phiếu NAB trong ngày "chào sàn" HoSE được quan tâm rất lớn khi 47% cổ đông của ngân hàng này là nhà đầu tư cá nhân.

Phiên giao dịch hôm qua (7/3), chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.268,46 điểm, tăng 5,73 điểm, tương ứng 0,45% so với phiên hôm trước; Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,01 tỷ đơn vị, giá trị 25.084,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 69,1 triệu đơn vị, giá trị 1.550 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, có 104 mã tăng và 69 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,91 điểm (+0,81%), lên 237,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 143,5 triệu đơn vị, giá trị 2.782,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 5 triệu đơn vị, giá trị 105,5 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, chốt phiên hôm nay chỉ số UPCoM-Index tăng 0,37 điểm (+0,40%), lên 91,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,8 triệu đơn vị, giá trị 520,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 14,88 triệu đơn vị, giá trị 353,3 tỷ đồng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (8/3): Ngày đầu tiên "chào sàn" HoSE, cổ phiếu NAB của Nam A Bank có gì?- Ảnh 1.

Hôm nay (8/3) là ngày đầu tiên cổ phiếu NAB giao dịch trên sàn HoSE. Ảnh: Nam A Bank

VN-Index giao dịch giằng co khi hướng đến vùng kháng cự 1.280 - 1.300 điểm

Phiên giao dịch hôm nay (8/3), Chứng khoán BETA nhận định, về mặt xu hướng kỹ thuật, chỉ số VN-Index vẫn đang duy trì xu hướng tăng ngắn hạn khi nằm trên đường MA10, MA20 và chỉ báo SAR tiếp tục tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, sức mạnh của xu hướng tăng ngắn hạn đang có dấu hiệu suy yếu, khi đường MCD vẫn đang rút ngắn khoảng cách với đường Tín hiệu.

Đồng thời chỉ báo RSI tiếp tục duy trì trạng thái quá mua. Nhiều khả năng thị trường cần thêm thời gian tích lũy để ổn định cung cầu trước khi vào nhịp tăng mới. Hiện tại, vùng 1.240 - 1250 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index.

Trong những phiên giao dịch tiếp theo, thị trường có khả năng cao sẽ giao dịch giằng co và tích lũy trước khi hướng đến vùng kháng cự 1.280 - 1.300 điểm, thanh khoản lớn trong thời gian này tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, nhà khả năng dòng tiền sẽ phân hóa hướng đến các cổ phiếu có nền tích lũy tốt và chưa tăng quá "nóng".

Ngoài ra, thị trường duy trì trạng thái quá mua với cổ phiếu tăng mạnh. Nhà đầu tư ngắn hạn lúc này hạn chế mua vào và có thể canh chốt lời, nhất là với các cổ phiếu đã đạt mục tiêu đề ra.

Về mặt dài hạn, đối với nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu thấp có thể xem xét tận dụng nhịp rung lắc, điều chỉnh để mua tích lũy cổ phiếu của những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thì cho rằng, diễn biến phiên giao dịch hôm qua giúp củng cố quan điểm của TPS về xu hướng đi lên trong trung hạn của chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chỉ số có thể sẽ chịu tác động từ việc chốt lời của nhà đầu tư sau thời gian thị trường có sự tăng trưởng tích cực từ đầu năm tới nay.

Nhiều khả năng chỉ số sẽ xuất hiện những phiên giằng co với trạng thái gần như đi ngang để tích lũy cho đà tăng mới lên vùng kháng cự mạnh tiếp theo là 1.280-1.290 điểm.

Vùng hỗ trợ của chỉ số hiện đang nằm tại 1.240-1.250 điểm. Dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển luân phiên giữa các ngành và các phân khúc vốn hóa lớn đến vừa và nhỏ.

Còn theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VN-Index tăng điểm không nhiều trong phiên hôm qua nhưng thị trường có nhiều nhóm ngành cổ phiếu lấy lại sắc xanh. Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng, chứng khoán, dầu khí, hóa chất… giao dịch sôi động, góp phần hỗ trợ thị trường.

Với diễn biến trên, VCSBS khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì chiến lược lướt sóng sau khi VN Index vượt đỉnh 1.250 điểm. Thanh khoản duy trì ổn định những phiên gần đây, dòng tiền được dịch chuyển giữa các nhóm ngành. Nhà đầu tư có thể chú ý các nhóm cổ phiếu thu hút mạnh dòng tiền như chứng khoán, bán lẻ, ngân hàng.

Mã cổ phiếu nào tiêu điểm?

Hôm nay (8/3) là ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE của cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (mã: NAB), với giá tham chiếu 15.900 đồng/cổ phiếu.

Tổng số lượng cổ phiếu NAB sẽ niêm yết trên sàn HoSE là hơn 1 tỷ. Như vậy, với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Nam A Bank là hơn 10.580 tỷ đồng.

Giá tham chiếu như trên và biên độ dao động +/-20%, giá cổ phiếu NAB trong phiên giao dịch đầu tiên sẽ dao động quanh 12.720 - 19.080 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (8/3): Ngày đầu tiên "chào sàn" HoSE, cổ phiếu NAB của Nam A Bank có gì?- Ảnh 2.

Nguồn: Nam A Bank

Trước đó, ngày 29/2, cổ phiếu NAB chính thức hủy giao dịch trên sàn UPCoM, giá đóng cửa ngày 28/2 là 16.500 đồng/cổ phiếu. Năm 2023, Nam A Bank là ngân hàng duy nhất được chuyển từ thị trường UPCoM sang niêm yết trên HoSE.

Đáng chú ý, phiên giao dịch cuối cùng trước khi chuyển sàn, cổ phiếu Nam A Bank dừng ở mức 16.500 đồng/cổ phiếu, vùng đỉnh lịch sử cao nhất từ trước tới nay.

Nam A Bank cho biết, việc ngân hàng niêm yết cổ phiếu nhằm đạt được mục tiêu đa dạng hóa cơ cấu cổ đông. Đến thời điểm hiện tại, Nam A Bank có 53% là cổ đông tổ chức và 47% là nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Nam A Bank, sở dĩ đến thời điểm này Nam A Bank mới niêm yết cổ phiếu NAB trên HoSE là do có nhiều yếu tố thuận lợi về mặt thị trường.

Bên cạnh đó, Nam A Bank cũng phải đáp ứng các tiêu chí mềm về triển khai dự án, tư vấn về ESG, Basel... Ngân hàng phải chuẩn bị sẵn sàng các chuẩn mực công bố thông tin, minh bạch, sẵn sàng trở thành tân binh ngân hàng trên sàn HoSE. Đồng thời, Nam A Bank cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về các tiêu chí mềm như: năng lực đáp ứng các tiêu chí về Basel III và công bố thông tin.

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản đạt hơn 210.000 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với đầu năm, gia nhập vào nhóm 20 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống.

Các chỉ tiêu quan trọng khác như: Huy động vốn đạt gần 165.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt gần 142.000 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với đầu năm. Điểm tích cực là NIM tiếp tục ổn định ở mức trên 3,3% trong bối cảnh biên lãi suất huy động và cho vay khách hàng thu hẹp, nhờ vào các giải pháp tối ưu cơ cấu tài sản sinh lãi và cơ cấu huy động.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế năm 2023 của Ngân hàng đạt hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022, trong bối cảnh không ít ngân hàng không thành thành được chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho năm qua. Điều này cũng góp phần tạo đà để Nam A Bank vào top 12 ngân hàng tăng trưởng tốt nhất trong năm 2023.

Về kế hoạch 2024, Nam A Bank cho hay, mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng đưa ra cho năm nay là 4.000 tỷ đồng trước thuế và năm sau là 5.000 tỷ đồng; duy trì cổ tức ở mức 20% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Dự phóng giai đoạn 2024-2025, chỉ số an toàn vốn (CAR) của Nam A Bank dao động quanh 10-12%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5%, Hệ số NIM trên 3,3%. Tỷ lệ ROA và ROE lần lượt trên 1,4% và trên 19%. Đồng thời, Nam A Bank đặt mục tiêu năm 2024 tổng tài sản đạt 232.000 tỷ đồng (năm 2025 là 260.000 tỷ đồng), huy động đạt 178.000 tỷ đồng (năm 2025 là 202.000 tỷ đồng), cho vay khách hàng 181.000 tỷ đồng.

Về kế hoạch tăng vốn, Nam A Bank đặt mục tiêu tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Dự kiến cuối năm 2024, vốn điều lệ Ngân hàng sẽ đạt khoảng 13.000 tỷ đồng và mục tiêu cho năm 2025 vốn điều lệ Nam A Bank sẽ đạt khoảng 16.200 tỷ đồng.

Từ đó, Nam A Bank dự kiến sẽ duy trì tỷ lệ cổ tức hằng năm 20% bằng cổ phiếu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.