Thứ bảy, 27/04/2024

Đĩa cơm gà Singapore và câu chuyện lạm phát

02/10/2023 8:50 PM (GMT+7)

Giá đồ ăn hàng rong vốn được coi là “bất khả xâm phạm” để cứu cánh cho họ, nay cũng đang tăng dần.

Đĩa cơm gà Singapore và câu chuyện lạm phát - Ảnh 1.

Cơm gà tại một khu phức hợp ẩm thực ở Singapore. Ảnh: Getty Images.

Trong giờ nghỉ trưa, ông Zuo Jing Fa, một người đang làm công nhân tại Singapore, lại tìm đến khu phức hợp ẩm thực gần nhất để ăn một bữa cơm giá rẻ.

Những ngày này, ăn gì cho phù hợp với kinh tế thật sự là một câu hỏi khó khi mà lạm phát đã chạm đến cả các quầy hàng rong hay khu phức hợp, vốn bán đồ ăn giá cả phải chăng ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Giá của mọi thứ từ thịt xiên đến mì hải sản đều tăng hơn 12% trong hai năm qua. Cơm gà Hải Nam, một món ăn “quốc dân" chưa từng có giá vượt quá 3 dollar Singapore (2,20 USD) cách đây vài năm, thì nay đã có giá hơn 4 dollar Singapore.

Đĩa cơm gà Singapore và câu chuyện lạm phát - Ảnh 2.

“Tôi không có lựa chọn nào khác, tôi vẫn phải ăn”, người đàn ông 69 tuổi này cho biết. Ông sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ với thu nhập hàng tháng vào khoảng 800 dollar Singapore.

Giám đốc Ngân hàng Trung ương Singapore từng lưu ý rằng vấn đề này có thể được xem là mối đe dọa đến mạng lưới an toàn Kinh tế- Xã hội. Cuộc sống hàng ngày ở Singapore đôi khi không xa hoa như trên phim ảnh. Trung bình cứ 5 người thì có 4 người ghé qua chợ hàng rong ít nhất 1 lần/tuần.

Mặc dù đất nước này là một trong những quốc gia có mật độ triệu phú cao nhất thế giới, nhưng các nhà kinh tế vẫn lo ngại về sự chênh lệch thu nhập quá lớn. 

Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng khoảng 30% hộ gia đình lao động kiếm được ít hơn mức cần thiết để trang trải mức sống cơ bản. Giá đồ ăn hàng rong vốn được coi là “bất khả xâm phạm” để cứu cánh cho họ nay cũng đang tăng dần.

Được vận hành bởi chính phủ

Trong khi New York có các quán pizza và Hồng Kông có những quán ăn kiểu quán cà phê, rất ít nơi có tầm quan trọng ngang bằng với các khu phức hợp ẩm thực như Singapore, mang tính biểu tượng đến mức được UNESCO liệt kê là “di sản văn hóa phi vật thể”. Các món ăn đặc trưng được bán tại nhiều quầy hàng thực phẩm khác nhau tượng trưng cho tính chất đa dạng của quốc đảo này.

Đĩa cơm gà Singapore và câu chuyện lạm phát - Ảnh 3.

Mọi người ăn sáng tại chợ Tiong Bahru vào năm 2022. Ảnh: Bloomberg.

Cho đến hiện tại, các khu bán đồ ăn này vẫn được chính phủ quản lý chặt chẽ với các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm. Để hỗ trợ những người bán hàng rong, chính phủ từ lâu đã đưa ra chính sách trợ cấp tiền thuê mặt bằng, giúp đỡ những người như bà Tan Sin Hui, người đã mở một quầy bán đồ uống tại Trung tâm Thực phẩm & Chợ Hong Lim hơn ba thập kỷ trước.

“Tôi không còn một xu dính túi”, người phụ nữ 75 tuổi vẫn xay và bán nước mía hơn 10 giờ mỗi ngày, nói. “Tôi một mình nuôi ba đứa con, còn chồng tôi không làm việc, chỉ ăn và chơi mạt chược cả ngày.”, bà tâm sự. 

Quầy hàng của bà, cách khu thương mại Singapore một đoạn ngắn, bán những cốc nước mía với giá chỉ 1,5 dollar Singapore.

Đây là một trong nhiều gian hàng thực phẩm buộc phải tăng giá trong năm nay, trong bối cảnh giá cả mọi thứ từ gạo, trứng nhập khẩu, đến dầu ăn đều tăng cao. Tỷ lệ lạm phát toàn phần của nước này đã tăng lên 7,5% vào năm ngoái, mặc dù đã giảm xuống mức 4,0% trong tháng 8, theo dữ liệu mới nhất. Thị trường lao động chặt chẽ đã làm tăng thêm áp lực chi phí.

Giá thuê tăng

Các khu phức hợp cũng không tránh khỏi tình trạng giá bất động sản tăng cao. Giá thuê tại gần 120 khu phức hợp, hầu hết do chính phủ quản lý, hiện được phân bổ theo hệ thống đấu thầu, phần lớn không còn được trợ cấp.

 Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp vào giữa năm nay, giá thầu hàng tháng cho các quầy bán đồ ăn đã tăng gần gấp đôi, lên 308 đô la Singapore vào năm ngoái, từ mức 157 đô la Singapore/m2 vào năm 2013. 

Số liệu này không khỏi khiến các nhà phê bình ẩm thực lẫn người thuê mặt bằng thắc mắc.

Đĩa cơm gà Singapore và câu chuyện lạm phát - Ảnh 4.

Singapore có 118 khu phức hợp và hơn 13.000 quầy bán hàng rong. Nguồn: National Environment Agency.

Ông Seetoh, chủ một quầy hàng tại khu phức hợp, cho biết: “Tôi không hiểu lý do tại sao các quầy bán hàng rong công cộng được xây dựng bằng tiền công và dự kiến cung cấp thực phẩm với giá cả phải chăng cho đại chúng lại phải áp dụng hệ thống chi trả cao nhất”.

Chính quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long đã tìm cách chứng tỏ họ hiểu được nỗi đau của chi phí sinh hoạt cao hơn. Chính phủ gần đây đã cam kết giúp đỡ người dân giải quyết vấn đề nghỉ hưu và sở hữu nhà ở. 

Do tác động của việc chi phí thực phẩm tăng cao có thể gây ra cho công chúng, họ cũng đã đưa ra một loạt các bước bao gồm mở rộng chương trình hiện có nhằm giảm giá tiền thuê mặt bằng cho các quán ăn với điều kiện chủ quán vẫn bán hàng ở mức giá phải chăng và phát phiếu giảm giá mua đồ ăn cho người dân.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Giá USD lại bất ngờ tăng vọt

Đồng USD tăng trở lại gần sát ngưỡng 106 khi dữ liệu lạm phát của Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt, phù hợp với dự báo và khẳng định kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

Để đẩy nhanh các dự án đầu tư công trên địa bàn, UBND TP.HCM quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện (trừ UBND TP.Thủ Đức) điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu với thời gian là 3 năm.

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

5 ngày nghỉ lễ, TP.HCM có mưa không?

Trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, thời tiết TP.HCM được nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc TP.HCM có mưa trong dịp này không.

Kinh doanh xe điện, "gà đẻ trứng vàng" của các hãng ô tô

Kinh doanh xe điện, "gà đẻ trứng vàng" của các hãng ô tô

Mặc dù các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới liên tục báo cáo những con số không mấy khả quan về mảng xe điện. Thế nhưng, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đầu tuần qua vẫn cho biết năm 2024 sẽ là năm lập kỷ lục về doanh số bán xe điện, trong đó Trung Quốc dẫn đầu thị trường.

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

Triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98, TP.HCM nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố.