Thứ ba, 30/04/2024

Dòng tiền ngoại vẫn đổ vào địa ốc

16/07/2023 8:00 AM (GMT+7)

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nội đang ở thế “sức cùng, lực kiệt”, không ít nhà đầu tư ngoại lắm tiền nhiều của đang mạnh tay rót tiền vào các dự án bất động sản tại Việt Nam. Dòng vốn ngoại là “phao cứu sinh” nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Một trong những thương vụ đáng chú ý nhất tuần qua là việc Keppel Land thông báo chi nghìn tỷ để thâu tóm 65% cổ phần của doanh nghiệp sở hữu một trung tâm thương mại tại Hà Nội. 35% vốn còn lại sẽ do chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Phát triển Bình Minh nắm giữ.

Vốn ngoại vẫn chảy mạnh

Dự án trên, theo tin từ Keppel Land, nằm trong một tổ hợp bất động sản đang xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Keppel dự kiến thông qua công ty con là VN Prime Vietnam, chi khoảng 1.230 tỷ đồng vào thương vụ này. Công ty dự kiến thanh toán bằng tiền mặt trong 2 đợt.

Trước đó, Kappel cũng là nhân vật chính trong thương vụ chi khoảng 3.180 tỷ đồng để mua cổ phần tại 2 dự án Emeria (6 ha) và Clarita (5,8 ha) ở TP. Thủ Đức (TP.HCM) của Khang Điền. Với khoản đầu tư này, nhóm Keppel sẽ sở hữu 49% cổ phần trong 2 dự án, Khang Điền nắm 51% còn lại.

Theo kế hoạch, 2 chủ đầu tư này sẽ cùng phát triển tổng cộng hơn 200 căn nhà liền thổ và 600 căn hộ chung cư trên tổng diện tích khoảng 11,8 ha. Tổng chi phí phát triển 2 dự án, bao gồm chi phí đất đai, dự kiến khoảng 10.200 tỷ đồng.

Dòng tiền ngoại vẫn đổ vào địa ốc - Ảnh 1.

Dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại vẫn chảy mạnh vào địa ốc, hứa hẹn bùng nổ trong thời gian tới.

Không chỉ là những thương vụ đơn lẻ, các cuộc thăm dò chỉ ra làn sóng đầu tư của khối ngoại đang lan rộng với những thương vụ có quy mô ngày càng lớn, dù những con số thống kê cho thấy FDI chảy vào bất động sản có xu hướng giảm trong hai quý đầu năm 2023.

Hồi giữa tháng 4/2023, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam Neil MacGregor cho biết, chưa bao giờ đơn vị này nhận được nhiều yêu cầu tư vấn về mua bán và sáp nhập (M&A) từ những doanh nghiệp bất động sản đang “khát” vốn như quãng thời gian qua.

Chỉ trong nửa đầu năm nay, Savills đã và đang đàm phán ít nhất 5 vụ mua bán dự án bất động sản, giá trị giao dịch ở mức 50-100 triệu USD (khoảng 1.170 - 2.350 tỷ đồng), một con số kỷ lục.

Dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho thấy, số lượng nhà đầu tư ngoại quan tâm và tìm hiểu M&A các dự án bất động sản đang tăng mạnh. Trong đó, nổi bật là nhóm nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia...

Hầu hết các thương vụ đang ở thế “giằng co”, bên mua chiếm ưu thế về dòng tiền nên thường mặc cả, chỉ muốn mua với mức giá thấp. Trong khi bên bán rất khó chấp nhận bán tài sản với giá rẻ sau khi đã bỏ quá nhiều công sức và chi phí cho việc tạo lập quỹ đất, dự án, thực hiện pháp lý.

Bùng nổ trong thời gian tới?

Có thể thấy, với dòng tiền "không đáy", khối ngoại đang đẩy mạnh M&A, thậm chí thâu tóm hoàn toàn các dự án. Giám đốc điều hành Savills Việt Nam Neil MacGregor dự báo từ nay đến năm 2024, thị trường M&A có thể chứng kiến mức độ sôi động chưa từng có.

Dự báo của vị đại diện Savills là hoàn toàn có cơ sở, bởi thời điểm hiện tại, hàng loạt thương vụ đang trong quá trình đàm phán, chưa thể “chốt” do những vướng mắc về lợi ích và pháp lý.

Đồng quan điểm, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư ngoài nước đổ vào thị trường địa ốc trong 3 năm tới.

“Riêng trong 6 tháng cuối năm 2023, chúng tôi ghi nhận có nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đám phán khá tích cực. Vấn đề nằm ở việc tìm kiếm những quỹ đất sạch, có chất lượng tốt, đền bù giải phóng hoàn chỉnh…”, bà Trang Bùi nhìn nhận.

Cũng theo đại diện Cushman & Wakefield, các loại hình truyền thống như bất động sản nhà ở bán, văn phòng, bán lẻ và khách sạn vẫn chiếm phần lớn các hoạt động đầu tư M&A. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mảng công nghiệp và hậu cần đang hoạt động tốt hơn hầu hết các loại tài sản khác.

Việc vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường bất động sản đang làm dấy lên những lo ngại về việc dự án của doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm giá rẻ. Song, theo giới phân tích, thời “cá lớn nuốt cá bé” đã qua, vì vậy dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài mang đến nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.

"Dòng vốn M&A dự án nếu hoàn tất và ký kết trong thời gian tới kỳ vọng sẽ là cú hích cho đà phục hồi của thị trường bất động sản", chuyên gia của VARS nhấn mạnh.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn gặp nhiều thử thách cho nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những cơ hội chất lượng tốt. Thực tế có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại khá hạn chế, do vướng pháp lý và giá cả.

Theo đó, để thúc đẩy nhiều hơn nữa các thương vụ M&A diễn ra thành công thì cần cho phép những chủ đầu tư "đuối sức” được chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án tương ứng với điều kiện tối thiểu là hoàn thành giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, cần có một kênh xúc tiến đầu tư bất động sản chuyên biệt để kết nối, hỗ trợ các đối tượng tham gia thị trường.

Theo VnBusiness

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Nắng nóng, các điểm vui chơi tại TP.HCM vẫn đông đúc dịp lễ 30/4

Người dân TP.HCM bắt đầu đổ về các điểm tham quan, vui chơi nhiều hơn vào ngày 29/4, tức ngày thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bất chấp nắng nóng. Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhộn nhịp, khách chuộng những nơi có nhiều khu vực "giải nhiệt".

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.