Thứ bảy, 25/05/2024

Dự báo năm 2022 Việt Nam tăng trưởng GDP đứng đầu Đông Nam Á

30/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 vừa cho biết tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 sẽ đạt 7,5%, vượt mức tăng trưởng của Singapore, Thái Lan và Malaysia để trở thành quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Dự báo Việt Nam tăng trưởng GDP đứng đầu Đông Nam Á năm 2022  - Ảnh 1.

AMRO dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt 7,5% - mức cao nhất trong khu vực ASEAN

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (Singapore, AMRO) vừa công bố báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3, bao gồm các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

AMRO nhận định bất chấp những thách thức mới do đại dịch Covid-19 và sự suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khu vực ASEAN+3 sẽ tiếp tục duy trì khả năng phục hồi kinh tế tích cực trong năm nay với mức tăng trưởng GDP dự báo đạt 4,9%.

Tuy nhiên, AMRO cũng điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của hầu hết các nền kinh tế thuộc khu vực ASEAN+3 so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 10/2021. Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực từ làn sóng lây nhiễm mới do biến chủng Covid-19 Omicron gây ra cùng với đó là việc một số nước tái áp đặt các biện pháp phong toả.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2022 được AMRO dự báo sẽ lần lượt ở mức 5,5%, 2,9% và 3%. Trong đó, nền kinh tế Nhật Bản có mức tăng trưởng mạnh hơn so với dự báo hồi tháng 10/2021 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng tư nhân và đầu tư kinh doanh.

AMRO dự báo tăng trưởng kinh tế của toàn khối ASEAN sẽ đạt 5,2% trong năm 2022. Trong đó, Việt Nam được nhận định sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 7,5% - mức cao nhất so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Con số này cao hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 6% của Malaysia, 4% của Singapore và 3,6% của Thái Lan.

Báo cáo của AMRO cũng nhấn mạnh về việc phải theo dõi các diễn biến khó lường của dịch bệnh để đánh giá ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3. Bên cạnh đó, AMRO cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã “đạt đỉnh” trong quý 4/2021 và sẽ giảm bớt trong năm 2022. Tuy nhiên, sự gián đoạn kéo dài của các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng tạo áp lực lên chi phí vận chuyển toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực ASEAN+3.

Trong khi đó, lạm phát cao tại nhiều nơi trên thế giới dường như sẽ thúc đẩy các nước phát triển phải siết chặt chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2022 hoặc sớm hơn với tốc độ nhanh hơn so với các dự báo trước đây.

AMRO dự báo chỉ số giá tiêu dùng của khu vực ASEAN+3 (không bao gồm Myanmar) trong năm nay ở mức 2,9% - tương đối thấp so với các khu vực khác trên thế giới. Việc gia tăng chi phí thực phẩm, năng lượng và hàng hoá nguyên liệu thô trong bối cảnh giá cả toàn cầu tăng sẽ tạo áp lực gia tăng lạm phát tại khu vực ASEAN+3.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.