dd/mm/yyyy

Giá bán lợn hơi duy trì ở mức nền thấp, lợi nhuận Nông nghiệp BAF 'lao dốc'

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu BAF đạt 3.625 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Trong đó, nông sản là mảng mang về nguồn thu lớn nhất với 2.679 tỷ đồng, chiếm 74%, giảm 32% so với cùng kỳ. Tiếp theo là mảng chăn nuôi với 928 tỷ đồng, giảm 3% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Giá lợn thấp kéo lợi nhuận BAF giảm sâu 

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã: BAF) ghi nhận 1.219 tỷ đồng doanh thu, giảm 37% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm 37% xuống 1.076 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 143 tỷ đồng, giảm 34% so với quý III/2022.

Trong kỳ, chi phí tài chính đạt 44 tỷ đồng, gấp 8,8 lần so với quý III/2022 do chi phí lãi vay tăng mạnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37% lên 26 tỷ đồng. Chi phí bán hàng không thay đổi nhiều.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) đạt 39 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu BAF đạt 3.625 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Trong đó, nông sản là mảng mang về nguồn thu lớn nhất với 2.679 tỷ đồng, chiếm 74%, giảm 32% so với cùng kỳ. Tiếp theo là mảng chăn nuôi với 928 tỷ đồng, giảm 3% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đạt 53 tỷ đồng, lãi ròng đạt 51 tỷ đồng, giảm lần lượt 81%, 82% so với cùng kỳ.

Giá bán lợn hơi duy trì ở mức nền thấp, lợi nhuận Nông nghiệp BAF 'lao dốc' - Ảnh 1.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023-CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam.

Thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản của BAF đạt 6.729 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm. Lượng tiền nắm giữ (tiền mặt, các khoản tương đương và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng) đạt gần 401 tỷ đồng, tăng 59%. Chỉ số hàng tồn kho tính đến cuối tháng 9 của BAF ghi nhận đạt 1.405 tỷ đồng, tăng 59%, tăng chủ yếu đến từ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Đến cuối quý III/2023, BAF đang ghi nhận 756 tỷ đồng phí xây dựng trang trại, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ.

Giải trình về kết quả kinh doanh, BAF cho biết, giá bán lợn từ đầu năm duy trì ở mức nền thấp hơn so với cùng kỳ. Sản lượng lợn bán ra chưa tăng tương ứng với quy mô đàn và các trang trại mới được đưa vào vận hành trong năm nay. 

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu 7.526 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 301 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 4,5% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, BAF mới thực hiện được 48% kế hoạch doanh thu, 17% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trong 3 tháng cuối năm, BAF nhận định nguồn cung lợn trên đà sụt giảm dẫn đến giá lợn phục hồi. Doanh nghiệp dự kiến giá lợn sẽ lên vùng 65.000 đồng/kg khi thị trường bước vào mùa lễ hội cuối năm, qua đó tạo cơ hội tích cực cho kết quả lũy kế năm nay.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng đàn lợn của BAF đạt hơn 230.000 con (số lượng lợn mở rộng thêm đạt 78% so với dự kiến từ đầu năm), doanh nghiệp cũng giữ lại một lượng lợn sữa để nuôi bán thịt nên sản lượng lợn bán ra chưa tương ứng với quy mô tổng đàn.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo, tổng sản lượng lợn bán ra trong năm 2023 của BAF sẽ đạt khoảng 370.380 con, đem về doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tương ứng là 2.787 tỷ đồng và 268 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ việc mở rộng 3F (thức ăn chăn nuôI - trang trại - thực phẩm) sẽ được dồn sang năm 2024 nếu doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch, dự phóng tổng sản lượng lợn bán ra trong năm 2024 sẽ đạt 676.380 con với mức doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tương ứng là 5.659 tỷ đồng và 509 tỷ đồng.

Cho tới thời điểm quý III, BAF đã hoàn thiện nhà máy cám Nghệ An, doanh nghiệp sở hữu 3 nhà máy cám với tổng công suất 440.000 tấn/năm, đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động được 100% nguồn thức ăn đầu vào.

Bên cạnh đó, thức ăn chăn nuôi sẽ bán kèm theo con giống để tối ưu công suất nhà máy cám. Sản lượng cám bán ra thị trường có thể đạt 80.000 tấn, đem về doanh thu thuần và lợi nhuận gộp lần lượt là 882 tỷ đồng và 101 tỷ đồng cho công ty.

Năm 2023, VCBS dự báo doanh thu thuần của BAF có thể đạt 7.094 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022 còn lãi sau thuế dự báo giảm 50% còn 145 tỷ đồng.

Giá bán lợn hơi duy trì ở mức nền thấp, lợi nhuận Nông nghiệp BAF 'lao dốc' - Ảnh 3.

Trong một diễn biến liên quan, giá lợn hơi hôm nay 2/11/2023, tiếp tục đảo chiều. Ở cả ba miền, một số tỉnh tăng 1-2 giá, còn nhiều tỉnh giữ mức giá cao 53.000 đồng/kg.

Trong một diễn biến liên quan, giá lợn hơi hôm nay 2/11/2023, tiếp tục đảo chiều. Ở cả ba miền, một số tỉnh tăng 1-2 giá, còn nhiều tỉnh giữ mức giá cao 53.000 đồng/kg: Yên Bái, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ngãi, Bạc Liêu,... Người chăn nuôi vẫn đang trông ngóng từng ngày sự biến động của thị trường, bởi đây là thời gian nhạy cảm chạy nước rút để vào đàn nhưng e ngại dịch ASF quá lớn, khiến người dân còn nhiều đắn đo trong đầu tư.

Miền Bắc có 5 tỉnh có giá lợn hơi tăng từ 1-2 giá là Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Phú Thọ và Ninh Bình. Giá lợn hơi cao nhất khu vực là 53.000 đồng/kg. Nhiều địa phương có giá lợn hơi là 52.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tại khu vực này, Công ty C.P Việt Nam đã điều chỉnh giá lợn hơi giảm 1.000 đồng xuống chỉ còn 52.000 đồng/kg; cho thấy nguy cơ giá lợn hơi khu vực này có thể giảm trong những ngày tới.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giá lợn hơi tại Thanh Hóa, Quảng Ngãi cao nhất khu vực với 53.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại dao động từ 51.000 - 52.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi ở Cà Mau 54.000 đồng/kg cao nhất cả nước, còn Cần Thơ, Kiên Giang và Tiền Giang cùng 53.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại phổ biến từ 51.000 - 52.000 đồng/kg. Riêng An Giang có giá lợn hơi thấp nhất khu vực với 50.000 đồng/kg. Công ty C.P Việt Nam vẫn giữ giá lợn hơi ở khu vực miền Nam là 54.000 đồng/kg.

Giá bán lợn hơi duy trì ở mức nền thấp, lợi nhuận Nông nghiệp BAF 'lao dốc' - Ảnh 4.

Được biết, giá lợn hơi hôm nay 2/11/2023, tiếp tục đảo chiều. Ở cả ba miền, một số tỉnh tăng 1-2 giá, còn nhiều tỉnh giữ mức giá cao 53.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi bình quân cả nước là 52.000 đồng/kg, cao hơn giá lợn hơi Trung Quốc (hiện là 50.800 đồng/kg). Diễn biến giá lợn hơi vẫn phức tạp do tình hình dịch tả lợn châu Phi chưa được kiểm soát tốt, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa dám tái đàn bên cạnh đó thị trường vẫn chưa có sự đột phá.

Trong báo cáo quý III, Rabobank đã nhận định rằng xuất khẩu chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và niềm tin của nhà đầu tư suy giảm đang là những vấn đề đáng lo ngại đối với ngành chăn nuôi lợn của một số nước Đông Nam Á và Nam Mỹ.

Sản lượng tại các nước sản xuất chính tại châu Âu đã giảm so với cùng kỳ năm trước: Đức giảm 9%, Đan Mạch giảm 21%, Tây Ban Nha giảm 5% và Hà Lan giảm 15%.

Tính tới ngày 11/10, giá lợn hơi tại Philippines vẫn ở mức cao nhất thế giới, đạt hơn 75.500 đồng/kg. Tiếp đó là Trung Quốc đạt gần 53.200 đồng/kg và theo sau là Việt Nam với mức giá 53.000 đồng/kg.

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tiếp tục xác lập kỷ lục mới trong tháng 8 trong khi xuất khẩu thịt lợn cuối năm của EU được dự báo giảm 16%.

Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 40% sản lượng toàn thế giới. Giá lợn hơi tại Trung Quốc đã giảm 5,75% trong tháng 9 xuống 16,39 nhân dân tệ/kg (NDT/kg).

Giá lợn hơi tăng trở lại từ quý II, tuy nhiên đến thời điểm cuối quý III lực tăng bắt đầu yếu dần, giá thịt lợn giảm và đi ngang. Giá lợn hơi trung bình cả nước tiếp tục giảm trong tháng 9, với giá dao động trong khoảng 55.000 – 58.000 đồng/kg.

Hiện cung - cầu chăn nuôi trong nước nhìn chung khá cân bằng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa. Dự báo từ nay đến cuối năm, giá lợn sẽ ổn định ở mức hài hòa cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Việt Nam được dự báo sẽ tăng 5% lên 3,7 triệu tấn trong năm 2024 nhờ phục hồi nhu cầu trong nước nhờ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và hiệu quả đạt được từ đầu tư và hợp nhất ngành.

Chứng khoán VCBS nhận định việc giá lợn hơi duy trì đà giảm sẽ khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành chăn nuôi lợn bị thu hẹp khoảng 8% so với thời kỳ cao điểm năm 2021.






Nguyễn Phương