Giá nông sản hôm nay 16/5: Tiêu cao nhất ở mức 76.000 đồng/kg; Cà phê đi ngang

16/05/2022 10:40 GMT+7
Giá nông sản hôm nay 16/5/ ghi nhận, giá tiêu trong nước giao dịch ổn định ở mức 73.000 - 76.000 đông/kg.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu hôm nay 16/5/2022 ở trong nước tiếp tục duy trì ổn định. Hiện thị trường trong nước đang giao dịch hồ tiêu quanh mức 73.000 - 76.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 16/5 tại thị trường trong nước duy trì mức giao dịch ngày hôm qua.

Hiện, giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đang thu mua ở mức 74.000 đ/kg; đi ngang so với hôm qua.

Giá tiêu Gia Lai hôm nay 16/5 tiếp tục giao dịch ở mức 73.000 đ/kg;

Giá tiêu tại Đồng Nai hôm nay duy trì mức 73.500 đ/kg;

Giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, ở mức 76.000 đ/kg - mức thu mua hồ tiêu cao nhất cả nước hôm nay;

Còn tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay 16/5 giao dịch ở ngưỡng 75.000 đ/kg, không đổi so với hôm qua.

Tuần trước, giá tiêu trong nước mất tới 3.500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 3.000 đồng/kg ở vùng Đông Nam Bộ. Thị trường hồ tiêu hiện đang giữ ổn định cuối tuần trước, giao dịch thực tế ít. Các đơn vị xuất khẩu đã đủ hàng xuất cho những hợp đồng tháng 6, chưa tính hợp đồng xuất bổ sung trong kỳ, do vậy nhu cầu mua hiện tại thấp. Trong khi đó năm nay nông dân chủ động giữ hàng nhiều, chỉ bán ra khi cần, cho nên thị trường không có biến động lớn.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, hiện cán cân cung cầu năm 2022 chuyển dần về trạng thái cân bằng. Tổng lượng tồn và sản xuất vẫn đủ đáp ứng nhu cầu. Do vậy nếu không có các yếu tố đột biến, như việc tăng mua từ Trung Quốc thì khó có thể có những đợt tăng mạnh. Đồng thời, kỳ vọng giá tăng đang khuyến khích nông dân chăm sóc và đầu tư vườn tiêu, do đó nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì sản lượng có khả năng tăng ở Việt Nam và Brazil trong năm sau.

Sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách "Zero Covid" không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới. Nguyên nhân khi xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm, đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ sẽ gây áp lực lên giá tiêu trong nước. Đây cũng là một phần nguyên nhân kìm giá tiêu trong nước thời gian qua.

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và hạn chế của Trung Quốc được nới lỏng bởi sẽ có sự bùng nổ lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo sức ép lớn đối với giá cước giao ngay.

Ở chiều ngược lại, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, hầu hết quốc gia đã trở lại bình thường và sống an toàn với Covid, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phục hồi kinh tế. Do đó, các chương trình xúc tiến thương mại cũng được kỳ vọng trong năm 2022 sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng sau 2 năm bị gián đoạn.

Giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt đi ngang ở cả 2 mặt hàng cà phê và hồ tiêu.

Như vậy, giá tiêu hôm nay 16/5/2022 tại thị trường trong nước đang giao dịch quanh mức 73.000 - 76.000 đ/kg.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê trong nước sáng nay ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 40,700đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở 40,600đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 44.800 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm sáng qua. Tổng kết tuần trước, thị trường trong nước giảm 300 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,31 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3/2022, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.301 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng 3/2022 và tăng 23,4% so với tháng 4/2021.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.245 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4/2022 so với tháng 4/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Philippines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng tới 144,4% về lượng và tăng 218,3% về trị giá.

4 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Philippines. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Bỉ, Anh, Hà Lan tăng trưởng tới ba con số, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 16/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 ở mức 2.040 USD/tấn, giao tháng 9/2022 ở mức 2.043 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 ở mức 213,9 cent/lb, giao tháng 9/2022 ở mức 214,05 cent/lb.

Đầu tháng 5, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm. Áp lực từ vụ mùa mới của Brazil và đồng real suy yếu trở lại đã khuyến khích người trồng Brazil đẩy mạnh bán ra. Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong ngắn hạn.

Căng thẳng địa chính trị kéo dài, lạm phát ở mức cao, kinh tế suy thoái cùng với chính sách "Zezo Covid" của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu trì trệ, khiến các nhà đầu tư lo ngại rủi ro tăng cao.

Trên sàn giao dịch London, ngày 9/5, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 7, tháng 9 giảm lần lượt 0,3%, 0,7% so với ngày 29/4, xuống còn 2.083 USD/tấn, 2.079 USD/tấn.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá cà phê sẽ chậm lại sau khi Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đưa ra Báo cáo Thị trường tháng 3.

Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3 tăng 4,03% so với tháng 3/2021. Lũy kế 12 tháng (từ tháng 4/2021 đến tháng 3), xuất khẩu cà phê Arabica đạt 80,9 triệu bao, giảm 2,14% và xuất khẩu Robusta đạt 48,90 triệu bao, tăng 2,14% so với 12 tháng trước đó.

ICO đã giữ dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê 2021 ở mức 167,2 triệu bao, thấp hơn 2,1% so với niên vụ 2020-2021 và giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ này ở mức 170,3 triệu bao, tăng 3,3% so với niên vụ 2020-2021.

Theo đó, thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt 3,1 triệu bao cà phê trong niên vụ 2021. Điều này sẽ không còn là mối lo khi Brazil đã bước vào thu hoạch cà phê của niên vụ mới 2022-2023 với sản lượng tăng theo chu kỳ "hai năm một".


PV
Cùng chuyên mục