Chủ nhật, 05/05/2024

Kín đơn hàng đến cuối năm nhưng doanh nghiệp ngành gỗ lại than... "chưa vui mừng nổi"

12/05/2022 6:30 PM (GMT+7)

Ngành chế biến gỗ đã trở lại sản xuất thuận lợi sau dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ hiện đã có đơn hàng cho cả năm 2022. Tuy nhiên, họ đang bị áp lực rất lớn vì thiếu nguyên liệu, không đảm bảo tiến độ sản xuất cho các đơn hàng đã ký.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2022 ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Kín đơn hàng đến cuối năm nhưng doanh nghiệp ngành gỗ lại than... "chưa vui mừng nổi" - Ảnh 1.

Các DN ngành gỗ đang đối diện áp lực thiếu gỗ nguyên liệu để sản xuất. Ảnh: Quốc Hải

Thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp không dám "chốt đơn"

Công ty gỗ Thiên Minh (TP.HCM) - DN có thâm niên trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang các thị trường như Mỹ, châu Âu đang loay hoay với nỗi khổ có nhiều đơn hàng nhưng không dám nhận.

Ông Trần Lam Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty cho biết: "Chúng tôi đã kín đơn hàng từ đây đến cuối năm. Sau dịch, nhiều đối tác nước ngoài tìm đến DN đặt hàng nhưng chúng tôi không dám nhận vì sợ không đáp ứng được và... sợ lỗ".

Theo ông Sơn, giá cả các nguyên phụ liệu đầu vào đang tăng chóng mặt, và đã tăng từ 20-30% so với trước dịch.

"Nguyên liệu phụ tăng giá từng ngày và chưa có điểm dừng, DN trở tay không kịp, nhận đơn hàng là ôm lỗ. Chính vì vậy, công ty chỉ hoạt động cầm chừng và nghe ngóng giá từng ngày chứ không nhận những đơn hàng lớn như trước" - ông Sơn than thở.

Hiện, lượng hàng xuất khẩu của Công ty Thiên Minh cũng giảm so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ  TP.HCM  (HAWA) cho hay, nhờ vào các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… mà ngành chế biến gỗ Việt Nam đã thuận lợi đưa đơn hàng ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác.

Cụ thể, mặt hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào các thị trường CPTPP đều tăng mạnh, dẫn đầu là nội thất phòng khách, phòng ăn, tiếp theo là nội thất phòng ngủ.

"Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khối thị trường này còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, vì trong hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gia tăng công suất để kịp tiến độ các đơn hàng đã ký đến hết quý 2/2022", ông Phương cho hay.

Kín đơn hàng đến cuối năm nhưng doanh nghiệp ngành gỗ lại than... "chưa vui mừng nổi" - Ảnh 2.

Dù đơn hàng dồn dập nhưng nhiều DN không dám ký vì sợ rủi ro do chi phí nguyên vật liệu, logistics… tăng cao

Mặc dù ngành gỗ đang trên đà thuận lợi về đơn hàng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đang phải đau đầu vì nhiều chi phí phát sinh kể từ thời điểm cả nước gỡ bỏ phong tỏa cho đến nay. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào cao, dù 70% nguyên liệu của ngành gỗ nội thất Việt Nam là nội địa.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam

Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong tháng 4/2022 đạt 895 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 60,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm.

"Phần nguồn cung còn lại vẫn phải nhập từ châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ nên áp lực nguyên liệu đầu vào lớn," ông Nguyễn Chánh Phương nói.

Không chỉ vấn đề thiếu nguyên liệu, các DN ngành gỗ hiện còn phải đối mặt với chi phí logistics tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh (huyện Củ Chi) nhìn nhận, khó khăn sẽ vẫn còn tiếp diễn bởi giá cước vận tải biển tăng và thiếu hụt container rỗng, chi phí cước tàu biển đã tăng gấp 5-7 lần so với trước dịch.

"Dù đơn hàng dồn dập nhưng DN không dám ký vì sợ rủi ro do chi phí nguyên vật liệu, logistics… tăng cao" - ông Bình nói.

Gỡ khó cách nào?

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), hiện nay, xuất khẩu gỗ đang gặp "nút thắt" lớn là giá cước vận chuyển, chi phí logistics tăng cao.

Đơn cử, với thị trường Mỹ, biến động về giá cước vận tải trong 2 năm trở lại đây đã không ngừng tăng, từ mức giá mỗi container 40 feet đi Mỹ khoảng 4.000-5.000USD, hiện đã tăng 19.000 - 20.000 USD, tác động rất lớn đến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới thị trường này.

Về nguyên liệu gỗ nhập khẩu, từ đầu năm nay, giá đã tăng 30-52%, chi phí logistics tăng, thời gian vận chuyển kéo dài, nhiều bất ổn nên doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nguyên liệu. Gỗ nguyên liệu từ các nguồn cung rủi ro thấp như Mỹ và các nước Châu Âu khan hiếm, đẩy giá tăng cao.

Đặc biệt, việc Nga hạn chế, cấm xuất khẩu khiến cho thị trường thiếu hụt về nguồn cung gỗ nguyên liệu, trong khi nhu cầu tiêu thụ về đồ gỗ tiếp tục gia tăng, đã đẩy giá gỗ nguyên liệu lên cao. Điều này tạo ra sự cạnh tranh mạnh về nguồn nguyên liệu trên thế giới. Do vậy, nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các thị trường khác cũng sẽ đối mặt với khó khăn.

Vì vậy, theo VIFOREST, giải pháp cấp thiết là phải tăng trồng rừng gỗ lớn để thay thế khoảng 5-6 triệu mét khối (m3) gỗ nhập khẩu mỗi năm.

Trên thực tế, nhiều năm qua, Chính phủ đã đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ, phục vụ sản xuất đồ gỗ. Tạo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng có chất lượng trong nước sẽ trực tiếp phần tạo ra ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được tạo ra từ nguồn gỗ này mà còn giúp làm giảm sự phụ thuộc của ngành vào nguồn gỗ nhập khẩu đặc biệt là nguồn gỗ rủi ro.

Tuy nhiên cho đến nay, kết quả đạt được trong việc tạo nguồn gỗ rừng trồng chất lượng cao vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Hiện Việt Nam (tính tới hết tháng 3/2022) có 226,429ha rừng đạt chứng chỉ FSC và 54,529 ha rừng đạt chứng chỉ VFCS/PEFC. Phần diện tích đạt chứng chỉ FSC này bao gồm một số diện tích là rừng tự nhiên, phần còn lại là rừng trồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC lần 3 - đây là lý do

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC lần 3 - đây là lý do

Do giá đấu thầu vàng quá cao khi giá vàng thế giới đang ở mức cao, phiên đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 3/5 chỉ có 1 đơn vị tham gia. Vì vậy, phiên đấu thầu thứ 3 này lại bị hủy như 2 lần trước.

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Fed không hạ lãi suất, tỷ giá trong nước sẽ neo cao trong ngắn hạn

Quyết định mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc giữ nguyên lãi suất cao sẽ tiếp tục tác động lên tỷ giá của đồng Việt Nam.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép bị phạt nặng

Bốn cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vừa bị xử phạt trên 132 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Ngày 26.4, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.4 và 1.5.