Thứ bảy, 27/04/2024

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên

18/02/2024 12:48 PM (GMT+7)

Sức nóng của lễ hội đua ngựa tại Gò Thì Thùng (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) chưa bao giờ hạ nhiệt dù đã trải qua nhiều mùa tổ chức. Nhiều người dân thậm chí phải leo lên cây để xem đua ngựa vì quá đông.

Lễ hội đua ngựa diễn ra tại Gò Thì Thùng vào mùng 9 Tết là một nét văn hóa đặc sắc, được gìn giữ qua nhiều năm tại Phú Yên. 

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 1.

Người dân đổ về Gò Thì Thùng (huyện Tuy An) xem lễ hội đua ngựa truyền thống. Ảnh: Thu Hoài

Ngay từ sáng sớm, người dân từ khắp nơi đã đổ về khu vực diễn ra lễ hội đua ngựa. Cứ đến mùng 9 Tết âm lịch, lễ hội đua ngựa lại diễn ra với sức hút lớn như vậy. Nếu đến trễ, người dân hoặc du khách có thể không có chỗ để xem.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 2.

Lễ hội truyền thống được diễn ra thường niên vào mùng 9 âm lịch. Ảnh: Thu Hoài

Ông Đỗ Văn Hoàng (người dân địa phương) cho biết hầu như năm nào ông cũng đi xem ngựa. “Năm nào lễ hội cũng có rất đông người đến xem nên tôi tranh thủ đến đây từ sáng sớm. Nếu đến trễ có khi phải leo lên cây hay tìm cách gì đó mới xem được”, ông Hoàng nói.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 3.

Người dân thích thú xem phần trình diễn của các kỵ sĩ cùng những chú ngựa. Ảnh: Thu Hoài

Hàng nghìn khán giả chen chân nhau lắp kín trường đua ngựa. Những cây gỗ to cao cũng trở thành nơi lý tưởng để người xem có thể thấy được toàn bộ đường đua. Thậm chí để xem được rõ hơn, nhiều người dân còn leo lên cây cao. Điều này đã tạo nên một không khí vừa sôi nổi, vừa đậm chất miền quê.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 4.

Nhiều người leo lên cây cao để có thể xem toàn bộ đường đua. Ảnh: Thu Hoài

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 5.

Người dân chen chúc nhau, đứng kín mọi khu vực của cuộc đua. Ảnh: Thu Hoài

Gò Thị Thùng vừa là điểm tham quan Phú Yên vừa là một di tích lịch sử cấp Quốc gia nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa về phía Tây Bắc khoảng 40km. Nhờ địa hình bằng phẳng và không gian rộng lớn nên nơi đây thường được chọn tổ chức lễ hội đua ngựa.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 6.

Không gian diễn ra lễ hội đua ngựa truyền thống thực chất là một sân vận động có diện tích lớn. Ảnh: Thu Hoài

Chẳng biết lễ hội đua ngựa được bắt đầu từ khi nào nhưng cứ đến mùng 9 Tết hằng năm, người dân và du khách các nơi lại kéo về xem lễ hội. Không khí đua ngựa và sự góp mặt của người dân đã tạo nên một lễ hội vô cùng sôi động và náo nhiệt.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 7.

Các kỵ sĩ là những chàng trai, nông dân chứ không phải là tay đua chuyên nghiệp. Ảnh: Thu Hoài

Điều đặc biệt của lễ hội này là các chú ngựa đua chủ yếu là ngựa cái, chuyên đèo nông sản hay chở khách du lịch, kỵ sĩ cũng là người dân địa phương.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 8.

Kỵ sĩ cùng ngựa phải trải qua nhiều vòng đấu để tranh giải. Ảnh: Thu Hoài

Kỵ sĩ Lê Thành Trung từng tham gia 5 mùa đua ngựa Gò Thì Thùng cho biết ngựa của anh được chăm sóc tốt, huấn luyện để chở khách du lịch. “Cứ đến mùng 9 âm lịch, tôi cùng anh em chơi ngựa tham gia cuộc đua. Nhờ có sự hỗ trợ của BTC và sự cổ vũ của mọi người nên chúng tôi rất hăng hái”, anh Trung nói.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 9.

Sự trình diễn của các kỵ sĩ cùng ngựa tạo nên những tiếng hò hét, vỗ tay của người xem. Ảnh: Thu Hoài

Hình ảnh những chú ngựa cùng các kỵ sĩ đua nhau, băng băng chạy về đích cùng với tiếng reo hò của người xem đã tạo nên không khí vui tươi, có một không hai trong dịp Tết.

Người dân chen chúc, leo lên cây để xem lễ hội đua ngựa tại Phú Yên- Ảnh 10.

Các kỵ sĩ chiến thắng trong lễ hội đua ngựa truyền thống năm nay. Ảnh: Thu Hoài

Lễ hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là một nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của vùng đất Phú Yên.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.