Thứ sáu, 17/05/2024

Nhà băng giảm lãi vì... thừa tiền

18/10/2023 8:16 AM (GMT+7)

Tăng trưởng tiền gửi luôn cao hơn tín dụng khiến khiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của nhiều ngân hàng bị thu hẹp. Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tăng cùng sự suy giảm ở một số mảng hoạt động khiến tình hình lợi nhuận quý III của một số nhà băng kém khả quan.

Ngân hàng lâu nay vẫn được coi là ngành top đầu về lợi nhuận, thậm chí được ví là "cô đơn trên đỉnh lợi nhuận". Ngay cả giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19, trong khi nhiều nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh khiến kết quả kinh doanh không như mong muốn, thì ngân hàng vẫn là một trong những ngành đạt kết quả tốt nhất, luôn duy trì tăng trưởng 2 chữ số. Điển hình, năm ngoái, 28 ngân hàng công bố báo cáo tài chính cho thấy lợi nhuận tăng trưởng ở mức 40%.

Huy động vốn tăng nhanh hơn tín dụng 

Tuy nhiên, năm nay, tình hình đã có nhiều thay đổi khi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Nhà băng giảm lãi vì... thừa tiền - Ảnh 1.

Lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay có thể sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng giảm lãi suất, kéo theo mức giảm thu nhập lãi thuần.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 mới công bố, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank, mã: BAB) có thu nhập lãi thuần chỉ đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do hoạt động cốt lõi giảm, lợi nhuận trước thuế trong kỳ của ngân hàng này chỉ ở mức 77 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, BacABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 551 tỷ đồng, giảm gần 23%.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm là do BacABank đang “ế vốn”. Cụ thể, tính tới cuối quý III/2023, tín dụng của ngân hàng này chỉ tăng 4,8%, trong khi tiền gửi khách hàng tăng tới 18,2% so với đầu năm. Tiền gửi tăng nhanh, gánh nặng trả lãi cho người gửi tiền lớn, trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay tăng chậm là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi (cho vay) sụt giảm. Trong quý III/2023, thu nhập từ lãi của BacABank chỉ tăng 24,5%, trong khi chi phí lãi tăng tới 43%, khiến thu nhập lãi thuần giảm tới 33%.

Huy động tăng nhanh hơn tín dụng cũng là nguyên nhân khiến gánh nặng chi phí của nhiều ngân hàng tăng lên trong quý III, làm giảm biên lợi nhuận. Tính tới cuối tháng 9/2023, ước tính tiền gửi khách hàng tại Vietcombank tăng 8,3% trong khi tín dụng chỉ tăng 3,6%. Tại VIB, huy động vốn tăng 7%, cho vay tăng 5%; HDBank huy động vốn tăng 50%, tín dụng tăng khoảng 12% so với đầu năm.

Tín dụng tăng chậm cũng là tình trạng xảy ra tại một loạt ngân hàng khi theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo thống kê (NHNN), các ngân hàng cho biết nhu cầu vay vốn quý III/2023 chưa có nhiều cải thiện. Tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu vay vốn của khách hàng trong quý III/2023 là “cải thiện” đạt mức thấp hơn so với quý II/2023 và thấp hơn mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng khác tuy có tín dụng tăng cao hơn huy động, nhưng lợi nhuận lại sụt giảm. Điển hình là VPBank vừa công bố báo cáo tài chính quý III với tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.117 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ. Điểm nhấn trong quý đến từ dư nợ tín dụng tại ngân hàng mẹ tăng hơn 22% so với đầu năm, đạt hơn 488.000 tỷ đồng. 

"Mức tăng trưởng tại ngân hàng đang cao hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng trung bình ngành (6,9% tới cuối tháng 9). Đáng chú ý, tín dụng trong quý III đã tăng 8% so với quý liền trước, phân bổ tương đối đồng đều vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng với khối chiến lược khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp tới gần 60% tổng dư nợ của ngân hàng", đại diện VPBank chia sẻ.

Thực tế, tín dụng mới bắt đầu tăng tốt hơn từ giai đoạn cuối tháng 9. Theo đó, ngày 21/9/2023, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 5,91%, nhưng đến hết tháng 9 đã tăng khoảng 6,92% so với cuối năm 2022. Các chuyên gia dự báo sự tăng tốc này sẽ phản ánh nhiều hơn trong quý IV, theo đó lợi nhuận ngân hàng có thể được cải thiện ở quý cuối năm.

Nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận

Ngoài nguyên nhân ế vốn - "thừa tiền" khiến ngân hàng giảm lãi, các chuyên gia còn cho rằng nợ xấu tăng cao khiến nhà băng phải tăng trích lập dự phòng cũng làm "bào mòn" lợi nhuận.

Ông Trần Tánh, Phó phòng Phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, vấn đề chính của ngành ngân hàng năm nay là chất lượng tài sản, đây cũng là yếu tố có tính quyết định đối với lợi nhuận quý III và cả năm 2023.

Đa phần các ngân hàng đều dự báo nợ xấu tăng, chi phí dự phòng tăng trong quý III/2023. Còn theo báo cáo ước tính kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp quý III/2023, SSI Research dự báo, BIDV có lợi nhuận trước thuế quý III/2023 giảm khoảng 10% -12% so với cùng kỳ, do gánh nặng trích lập dự phòng. Một số ngân hàng khác cũng có dự báo lợi nhuận đi lùi là TPBank, MSB, VIB, Techcombank, VIB...

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin, chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng có dấu hiệu đi xuống. Một số nhà băng niêm yết trên sàn chứng khoán có tỷ lệ nợ xấu (tính trên tổng dư nợ cho vay) đến cuối tháng 6 vượt 3% như VietBank, NCB, ABBank, BVBank, VPBank, OCB, PGBank.

Theo cơ quan quản lý, chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng có thể tiếp tục chịu áp lực trong thời gian tới. Lãnh đạo một số nhà băng cho hay, nhiều khả năng nợ xấu sẽ đạt đỉnh vào quý III năm nay và có xu hướng giảm dần từ đầu năm sau.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nợ quá hạn tăng, thị trường bất động sản ảm đạm khiến việc xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản càng thách thức.

Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đang trông chờ một hành lang pháp lý hoàn thiện để việc xử lý nợ xấu được thuận lợi hơn. Đồng thời, thị trường mua bán nợ sớm được hoàn thiện để khuyến khích các nhà đầu tư và ngân hàng tham gia thị trường.

Theo vnbusiness

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.