Chủ nhật, 05/05/2024

Nhiều chương trình hút khách tham quan di sản văn hóa Hà Nội

11/03/2022 6:00 PM (GMT+7)

Theo kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch thủ đô thích ứng an toàn với dịch COVID-19, Hà Nội phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế.

Nhiều chương trình hút khách tham quan di sản văn hóa Hà Nội - Ảnh 1.

Du khách đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám trong ngày đầu hoạt động trở lại, ngày 15/2/2022. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Kể từ khi thành phố Hà Nội cho phép các di tích mở cửa đón khách trở lại, không khí tại các điểm đến này đã hết cảnh đìu hiu. Tuy vậy, do tình hình dịch bệnh, lượng khách đến tham quan, trải nghiệm vẫn còn khiêm tốn. Ngày 15/3 sắp tới, khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa các hoạt động du lịch, cơ hội đón khách tham quan sẽ rộng mở.

Khiêm tốn lượng khách

Những ngày đầu di tích được mở cửa trở lại, lượng khách đến tham quan có sự khởi sắc đáng kể. Một phần do đã quá lâu hoạt động du lịch bị ngưng trệ, du khách hạn chế đi lại; mặt khác đầu năm thường là mùa du lịch lễ hội, nhu cầu tham quan, chiêm bái tại các di tích tăng cao.

Tuy nhiên đến thời điểm này, lượng khách lại giảm hơn so với trước đó, trong đó không thể không nhắc tới nguyên nhân dịch bệnh và tâm lý dè dặt của du khách.

Từ khi mở cửa trở lại, mỗi ngày chùa Hương đón khoảng 5.000 khách nhưng đến thời điểm này chỉ đón khoảng 1.000 khách. Tính đến nay, lượng khách tham quan, trẩy hội chùa Hương mới đạt 6 vạn khách, bằng một ngày cao điểm của những năm trước.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích-Thắng cảnh Hương Sơn cho biết, các năm trước, chùa Hương luôn là điểm hút khách du lịch tâm linh, những đầu ngày tháng Giêng thu hút hàng vạn khách mỗi ngày. Năm nay, con số sụt giảm đáng kể.

Thực tế này cũng diễn ra tại nhiều di tích tại Hà Nội. Mỗi ngày Văn Miếu-Quốc Tử Giám đón từ 120-300 khách, Hoàng thành Thăng Long đón trên 100 khách, di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đón khoảng 100 khách.

Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng Phòng Hướng dẫn-Thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội cho biết, thông thường những tháng đầu năm là mùa của du lịch Hà Nội, khách quốc tế cũng như khách trong nước đến Hoàng thành Thăng Long rất đông.

Nhất là dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, phụ nữ các cơ quan, ban ngành thường đến tham quan và chụp ảnh nhưng năm nay không khí vắng lặng, lượng người đến tham quan sụt giảm mạnh.

Tâm lý lo ngại dịch bệnh của du khách là điều dễ hiểu. Thực tế cho thấy, các di tích thường là những điểm đến ưa thích của du khách như: Chùa Hương, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long... đa phần có không gian rộng, hạn chế được việc tiếp xúc gần của khách.

Hơn nữa, các đơn vị quản lý đều thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho khách và chính những người làm công tác quản lý, phục vụ tại đây. Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, hoạt động du lịch mở cửa hoàn toàn, khách quốc tế trở lại Việt Nam sẽ là cơ hội tốt cho các di tích thu hút khách đến đông hơn.

Nhiều chương trình, sản phẩm hút khách

Hiểu được những trở ngại khi đón khách trở lại sau một thời gian dài gián đoạn và khi dịch bệnh vẫn tiếp diễn, các di tích Hà Nội đã cố gắng xây dựng một hình ảnh mới để thu hút khách. Nhiều nơi đã linh hoạt vận dụng các nhiều giải pháp kích cầu như xây dựng sản phẩm mới, tặng quà lưu niệm, chỉnh trang, bài trí không gian di tích.

Tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã triển khai chương trình “Check in ngay nhận quà hay” với hàng nghìn phần quà để tặng khách đến tham quan khu di sản.

Chương trình áp dụng cho khách tham quan trực tiếp tại Hoàng thành Thăng Long với ba bước: chụp ảnh tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, check in trên fanpage “Hoàng thành Thăng Long” để chế độ công khai và nhận quà. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long yêu cầu khách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều du khách tỏ ra phấn khởi với cách làm thân thiện của trung tâm.

Thời điểm này, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đang triển khai sản phẩm du lịch đêm: “Đêm thiêng liêng: Sáng ngời tinh thần Việt,” “Đêm thiêng liêng 2: Sống như những đóa hoa.” Trong đó “Đêm thiêng liêng 2" được làm mới theo hướng lắng đọng, giàu cảm xúc hơn.

Hiện tại, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tiếp tục xây dựng tour đêm “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” tôn vinh các Anh hùng Liệt sỹ trẻ tuổi hy sinh lại Nhà tù Hỏa Lò, dự kiến tháng Bảy sẽ ra mắt; đồng thời đang xúc tiến xây dựng một tour đêm đặc biệt dành cho khách nước ngoài.

Nhiều chương trình hút khách tham quan di sản văn hóa Hà Nội - Ảnh 2.

Vệ sinh, khử khuẩn đảm bảo môi trường tham quan an toàn, xanh, sạch, đẹp tại Hoàng thành Thăng Long, ngày 15/2/2022. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)


Cán bộ, nhân viên tại đây cũng đã tham vấn ý kiến của những người nước ngoài có nhiều gắn bó với di tích, ý kiến của các công ty lữ hành. Để thực hiện chương trình giáo dục di sản, đơn vị đang xây dựng một sản phẩm mới mang tên “Chuyến tàu thời gian” dành cho đối tượng là học sinh, dự kiến ra mắt vào tháng Tư tới.

Tham gia “Chuyến tàu thời gian”, học sinh được trải nghiệm những khó khăn của các chiến sỹ cộng sản bị giam cầm ở đây, xem phim, hoạt cảnh, trò chơi tìm hiểu di tích... Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng thực hiện trưng bày chuyên đề về Bác Hồ và báo chí cách mạng Việt Nam, Ngày giải phóng thủ đô, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không... phục vụ khách tham quan.

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết, Văn Miếu-Quốc Tử Giám thường là điểm đến không thể bỏ qua khi khách đến Hà Nội. Khi mở cửa trở lại, trung tâm tiếp tục triển khai các dự án phát huy giá trị di tích, phục vụ du khách.

Bên cạnh việc chỉnh trang không gian di tích, trung tâm đang triển khai phục dựng không gian trưng bày Trường Quốc Tử Giám, xây dựng sản phẩm du lịch đêm tham quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám, phục dựng Phương Đình tại đảo Kim Châu thuộc hồ Văn… Trung tâm đang chuyển đổi số ứng dụng vào công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Trong kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch thủ đô thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Hà Nội phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế.

Năm 2023, thành phố phấn đấu đón 12-14 triệu lượt khách, trong đó có 2,5-3,5 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội phát triển sản phẩm du lịch dựa theo tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, trong đó du lịch văn hóa di sản là một ưu tiên để phát triển.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.