dd/mm/yyyy

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay (4/3) tăng 500 đồng/kg. Hiện giá tiêu tăng cao nhất 96.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk, trong khi một số địa phương giữ mức ổn định.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (4/3): Giá tiêu doanh nghiệp xuất khẩu

– Tiêu khô sạch đẹp có giá 95.000 đồng/kg.

-Tiêu lửng sạch ở mức 70.000 đồng/kg.

-Tiêu lép sạch neo ở mức 50.000 đồng/kg.

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg- Ảnh 1.

Giá tiêu hôm nay (4/3) tăng 500 đồng/kg. Hiện giá tiêu tăng cao nhất 96.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đắk Lắk, trong khi một số địa phương giữ mức ổn định.

Giá tiêu vùng nguyên liệu

Khảo sát, giá tiêu hôm nay tiếp tục tăng mức dao động từ 93.000 – 96.000 đồng/kg, tại các tỉnh thu mua trọng điểm.

Tại Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg, đẩy mức thu mua lên 96.000 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, giá tiêu hôm nay vẫn ổn định ở mức cao 95.500 đồng/kg.

Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 93.000 đồng/kg.

Tương tự tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay đi ngang ở mức 93.500 đồng/kg.

Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay không đổi ở mức 95.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, lên mức 95.500 đồng/kg.

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg- Ảnh 2.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (4/3)

Cập nhật giá tiêu trên thế giới theo Hiệp hội tiêu Quốc tế, kết thúc phiên giao dịch sáng nay, giá tiêu Indonesia tăng; giá tiêu Brazil và giá tiêu Malaysia ổn định. 

Trong đó: Giá tiêu đen Lampung (Indonesia) đầu tuần được điều chỉnh tăng 0.13 USD/tấn, lên mức 3.896 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ổn định ở mức 4.400 USD/tấn; giá tiêu đen Malaysia ASTA ở mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok tăng 0.11 USD/tấn, lên mức 6.142 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA không đổi 7.300 USD/tấn.

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg- Ảnh 3.

Nguồn thông tin giá: Viện chính sách

Trong tuần này, theo các chuyên gia nhận định giá tiêu ở trong nước vẫn sẽ neo ở mức cao, đà tăng vẫn còn. Tuy nhiên, không còn tăng mạnh khi hàng vụ mới sắp ra thị trường.

Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nhận định rằng, xu hướng chung trong năm nay là giá tiêu sẽ tiếp tục tăng lên và hoàn toàn có thể quay trở lại mốc hơn 100 nghìn đồng/kg trong thời gian không xa.

Sản lượng tiêu toàn cầu và ở Việt Nam dự báo giảm, cùng với việc nhiều nông dân không vội bán hạt tiêu ra thị trường, đang góp phần tạo sự khan hiếm cũng như giữ cho giá tiêu ở mức cao.

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg- Ảnh 4.

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tiêu ước đạt 33,5 nghìn tấn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt 135,2 triệu USD, tăng 6,5%.

Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Năm vừa qua, nước ta xuất khẩu hạt tiêu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Philippines... Theo đó, nguồn cung mặt hàng “vàng đen” này của nước ta sẽ có tác động lớn lên thị trường toàn cầu.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024 cả nước xuất khẩu 17.467 tấn hạt tiêu, tương đương 69,87 triệu USD, giá trung bình gần 4.000 USD/tấn, giảm 13,9% về lượng, giảm 9,9% về kim ngạch nhưng tăng 4,,6% về giá so với tháng 12/2023; còn so với tháng 1/2023 thì tăng 39,2% về khối lượng, tăng 61,7% về kim ngạch và tăng 16,2% về giá.

Thị tường Mỹ đứng đầu về tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam, chiếm 27,7% trong tổng lượng và chiếm 28,7% trong tổng kim ngạch hạt tiêu xuất khẩu của cả nước, đạt 4.831 tấn, tương đương trên 20,02 triệu USD, giá trung bình 4.144 USD/tấn, giảm 23% về lượng, giảm 20,4% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 3,4% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 45,5% về lượng, tăng 42,6% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá.

Tiếp sau đó là thị trường Đông Nam Á chiếm 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 1.386 tấn, tương đương 5,61 triệu USD, giá trung bình 4.046 USD/tấn, tăng 0,2% về lượng, tăng 16% về kim ngạch và tăng 15,8% về giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng mạnh 61% về lượng, tăng 77,5% về kim ngạch và tăng 10,3% về giá.

Thị trường Ấn Độ đứng thứ 3 đạt 1.384 tấn, tương đương 5,59 triệu USD, giá 4.037 USD/tấn, tăng 36,9% về lượng, tăng 31,5% về kim ngạch nhưng giảm 3,9% về giá so với tháng 12/2023; và cũng tăng mạnh 173% về lượng, tăng 243% kim ngạch và tăng 25,8% về giá so với tháng 1/2023, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 2.971 tấn, tương đương 12,78 triệu USD, tăng 175,9% về lượng, tăng 214% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg- Ảnh 5.

Xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2024. (Tính toán từ số liệu công bố của TCHQ)

Nhiều doanh nghiệp tăng mua để đảm bảo tiến độ xuất khẩu, giá hạt tiêu lên đỉnh mới 96.000 đồng/kg- Ảnh 6.

Xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2024. (Tính toán từ số liệu công bố của TCHQ)



P.V