dd/mm/yyyy

Trồng cỏ ven rìa nương nuôi dê nhốt chuồng, nông dân người Thái ở Sơn La thu lãi cao

Với tinh thần dám nghĩ dám làm, vượt qua nhiều khó khăn, anh Tòng Văn Dương, dân tộc Thái đã thành công với mô hình chăn nuôi dê thương phẩm.

Clip: Trồng cỏ ven nương nuôi dê nhốt chuồng, nông dân miền núi thu lãi cao

Nuôi dê thương phẩm để nâng cao thu nhập

Đồng bào dân tộc Thái tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hơn chục năm về trước, cuộc sống còn nhiều khó khăn, họ chủ yếu canh tác nông nghiệp, trồng các loại cây trồng ngắn ngày trên nương, có chăn nuôi thì cũng chỉ để phục vụ hay để lấy sức kéo.

Đến nay, sau khi được vận động tuyên truyền, nhân thấy việc phát triển chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao thu nhập, nhiều hộ nông dân là người đồng bào dân tộc Thái đã đầu tư xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi tập chung như: mô hình nuôi lợn, nuôi bò vỗ béo, nuôi gà thả vườn, nuôi dê nhốt chuồng…

Nhiều mô hình chăn nuôi đã cho thấy hiệu quả kinh tế đem lại, nhà chăn nuôi ít thì một năm thu hàng trăm triệu đồng, nhà nhiều thi thu cả tỷ đồng mỗi năm. Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của gia đình anh Tòng Văn Dương, dân tộc Thái, bản Ngồ Hén, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) là một trong những mô hình điển hình.

Trồng cỏ ven rìa nương nuôi dê nhốt chuồng, nông dân miền núi thu lãi cao - Ảnh 2.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến nay trên địa bàn xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Văn Ngọc

Đến thăm mô hình nuôi dê của gia đình anh Dương, chúng tôi khá ấn tượng về cách bố trí chuồng chăn nuôi khá khoa học và bài bản. Chuồng nuôi được bố trí xã nhà ở, cao ráo, có khu vực xử lý chất thải chăn nuôi. Dừng tay với chiếc máy băm cỏ chuẩn bị thức ăn cho đàn dê của gia đình, anh Dương chia sẻ: Trước kia gia đình chưa phát triển chăn nuôi như hôm nay, gia đình khó khăn lắm. Thu nhập của gia đình phụ thuộc vào mảnh nương trồng ngô, có năm thì trồng sắn. Những nương ngô, nương sắn canh tác nhiều năm, đất đai bặc màu, dân đến năng xuất thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đinh. Trồng cây ngắn ngày trên nương, có nhưng năm mất mùa, thiên tai, dịch bệnh hay giá cả xuống thấp coi như năm đó làm không công. Cuộc sống gia đình rất khó khăn.

Không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm tìm hướng làm giàu, anh Dương đã tìm đến một số mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn, cũng như các huyện lân cận. Cùng với đó anh cũng nghiên cứu các mô hinh trồng trọt, chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế có trên sách vở, báo chí, truyền hình… Nhân thấy mô hình nuôi dê nhốt chuồng phù hợp với điều kiện của gia đình. Với số vốn tích góp của gia đình, cùng với một phần vay mượn từ họ hàng, gia đình anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, mua dê giống để chăn nuôi.

"Năm đầu chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, gia đình chưa đầu tư lớn. Gia đinh tôi bắt đầu bằng 10 con dê thương phẩm. Sau một năm chăn nuôi, nhận thấy việc nuôi dê khá hiệu quả, nguồn thức ăn dễ kiếm. Dê được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, nuôi sau 4 tháng là có thể xuất bản".

Với những thành công bước đầu, năm 2018 gia đình anh đã quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng thêm số lượng đàn dê. Hiện tại gia đình anh Dương duy trì mỗi lứa nuôi từ 45 – 50 con dê thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Dương chia ra 2 lứa nuôi, với khoảng 80 – 100 con dê. Nếu chăn nuôi tốt, một con dê bán đi sẽ cho lời gần 2 triệu đồng/con.

Trồng cỏ ven rìa nương nuôi dê nhốt chuồng, nông dân miền núi thu lãi cao - Ảnh 3.

Anh Tòng Văn Dương, dân tộc Thái, bản Ngồ Hén, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) cung cấp thức anh xanh cho đàn dê của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao

Chia sẻ về bí quyết nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao, anh Dương cho biết: Nuôi để không khó, người chăn nuôi chỉ cần biết được tập tính của dê là có thể chăn nuôi được. Cái khó của nông dân là chi phí đầu tư ban đầu hơi cao, vi phải xây dựng chuồng trại, khu xử lý chất thải chăn nuôi. Đối với việc chọn dê giống, chọn con giống nuôi có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Không chọn những con có đặc điểm cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.

Trồng cỏ ven rìa nương nuôi dê nhốt chuồng, nông dân miền núi thu lãi cao - Ảnh 4.

Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, thực hiện việc phòng dịch bệnh, dê thương phẩm nuôi 4 tháng là có thể xuất bán. Ảnh: Văn Ngọc

Đối với thức ăn dê rất dế kiếm, mình có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như là mía, cây ngô…. Cho dê ăn theo khẩu phần 4 – 5 kg thức ăn thô xanh/con/ngày + 0,4 – 0,6 kg thức ăn tinh/con/ngày. Cho dê ăn theo bữa, 2 bữa /ngày. Tăng dần lượng thức ăn nhằm tạo sự phát triển của dạ cỏ trong thời gian đầu. Để thay đổi khẩu vị không nên cho dê ăn một loại thức ăn xanh thường xuyên mà nên cho ăn nhiều loại cây, cỏ khác nhau, dê sẽ sử dụng được nhiều thức ăn và tăng trọng nhanh. Đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng và vitamin cho dê để tăng sức đề kháng và dê phát triển tốt. Cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê uống.

"Thức ăn nuôi dê thương phẩm không cần cầu kỳ lắm, vì dê ăn rất ít, một con một ngày an chỉ từ 5-6 kg cỏ tươi. Gia đình đã tận dụng rìa nương, khe suối... để trồng cỏ voi, trồng cây chuối để cung cấp đủ thức ăn cho đàn dê". Anh Dương nói.

Trồng cỏ ven rìa nương nuôi dê nhốt chuồng, nông dân miền núi thu lãi cao - Ảnh 5.

Nhờ chăn nuôi đúng phương pháp, khoa học, mỗi năm gia đình anh Dương thu về trên 150 triệu đồng/năm. Ảnh: Văn Ngọc

Đặc biết, để đàn dê sinh trưởng phát triển tốt, hàng ngày, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe đàn dê, phát hiện những con bị bệnh cho đàn dê. Hội chứng tiêu chảy ở dê thường xảy ra trên dê non, nguyên nhân có thể do vi rút, vi khuẩn, cầu trùng. Dê bị tiêu chảy phân lỏng, khi xuất hiện như vậy cần phải xử lý ngay. Mỗi lứa dê cần tiêm phòng đầy đủ.

Mô hình nuôi dê thương phẩm không phải là mới, thế nhưng với việc chăn nuôi khoa học, thực hiện việc phòng trừ dịch bệnh. Mô hình nuôi dê của gia đình anh Tàng Văn Dương đã cho thu nhập trên 150 triệu đồng năm, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Mô hình nuôi dê thương phẩm, có thể áp dụng được tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó nâng cao thu nhập, thực hiện có hiệu quả Chương trình xóa đói, giảm nghèo.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh