Dân Việt

Thủ tướng: Doanh nghiệp đang chờ tiếng nói giải quyết nhanh của cơ quan nhà nước

Quang Dân 09/05/2020 12:54 GMT+7
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các doanh nghiệp đang chờ tiếng nói giải quyết nhanh của cơ quan nhà nước, đặc biệt các địa phương. Chủ tịch UBND các tỉnh, Bộ trưởng liên quan phải chịu trách nhiệm xử lý nhanh những kiến nghị này để tháo cho doanh nghiệp

Phát biểu kết thúc Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá đây là cuộc thảo luận dân chủ, đưa ra nhiều luận điểm để phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới thông qua các loại hình doanh nghiệp.

Thủ tướng nhắc lại việc, các đại biểu trong nước và quốc tế đánh giá cao công tác phòng chống dịch của Việt Nam. Đây là một điểm sáng, chúng ta đã đi trước nhiều nước để kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19, đặc biệt là các nước Đông Nam Á để kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19

"Đất nước thành lập một trạng thái bình thường mới, được xác lập để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh bình thường ở Việt nam. Chúng ta đồng ý đưa chuyên gia, quản lý người nước ngoài vào Việt Nam cùng Việt Nam phát triển kinh tế đất nước, trước hết là Lào, Campuchia và nhiều nước khác...", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Không được "đẩy qua, đẩy lại" đề nghị chính đáng của DN - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, Covid-19 là đại dịch nhưng cũng là cơ hội của Việt Nam nếu biết tổ chức bộ máy nhà nước tốt, kết hợp kinh doanh tốt và hợp tác tốt.

Việt Nam cũng khẳng định vị trí của doanh nghiệp là lực lượng chủ chốt trên mặt trận kinh tế từ tăng trưởng đến giải quyết việc làm, thu ngân sách, áp dụng khoa học kỹ thuật.

Từ đó chúng ta đưa ra đưa ra ba yêu cầu với doanh nghiệp, thứ nhất các doanh nghiệp không được trông chờ ỉ lại, thứ hai là doanh nghiệp phải được tái cơ cấu để nâng cao trình độ quản trị, thứ ba là áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại hội nghị đã có rất nhiều ý kiến đóng góp trách nhiệm của cơ quan nhà nước để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Chính phủ và các cơ quan liên quan, lắng nghe tiếp thu ý kiến của doanh nhiệp, các vị đại biểu để Chính phủ có nghị quyết tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển.

Trong đó có vài ý lớn mà các doanh nghiệp vừa đề xuất đó chính là, cải thiện tình hình kiểm soát, tăng cường hậu kiểm, làm nhanh thủ tục thao gỡ cho doanh nghiệp phát triển. Nhất là các vướng mắc ở địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sợ chính. Đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhân dân lao động.

"Quan tâm, giải quyết những đề nghị chính đáng của doanh nghiệp, không được đẩy qua, đẩy lại. Tất cả các doanh nghiệp đang chờ tiếng nói giải quyết nhanh của cơ quan nhà nước, đặc biệt các địa phương. Chủ tịch UBND các tỉnh, Bộ trưởng liên quan phải chịu trách nhiệm xử lý nhanh những kiến nghị này để tháo cho doanh nghiệp", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Người đúng đầu chính phủ yêu cầu, đối với doanh nghiệp và nhà nước phải giữ lao động, giữ thị trường và phát triển thị trường, giữ danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam, đổi mới trung thực. Bên cạnh đó cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với tình hình hiện nay. Rất nhiều góp ý này chúng ta sẽ đưa vào nghị quyết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý một số vấn đề cơ quan nhà nước phải quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp về chính sách tiền tệ, tài khóa, giảm lãi suất, chia sẻ cùng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều mong muốn cần phải giữ vĩ mô, nhất là phải kiềm chế lạm phát và giữ giá trị đồng ViệtNam.

"Đặc biệt các cấp, các ngành quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, tố tụng, xét xử,… trên tinh thần không hình sự hóa vấn đề kinh tế dân sự. Chủ động tìm nguồn lực cho sự phát triển, nhất là hạ tầng", Thủ tướng cho hay.

Các thành phố lớn như Hà Nội,TP. HCM, các trung tâm lớn, sân bay, bến cảng đều phải tập trung phát triển nhanh. Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp đào tạo lao động.

Bên cạnh đó, các hiệp hội cần đóng vai trò cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin tiến bộ khoa học để áp dụng vào doanh nghiệp trong nước. Những vấn đề này sẽ được tích cực quan tâm và xử lý tích cực trong thời gian ngắn tới.

Cuối cùng, người đứng đầu Chính phủ nhận định, doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều gắn với niềm tự hào của dân tộc, "Một dân tộc chịu khó". Việt Nam có câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức", khó khăn hai thì chúng ta phải cố gắng ba để vượt qua. Chính vì vậy, chúng ta cùng nhau quyết tâm phát triển đi lên, lập thành tích cao nhất trong năm nay và những năm tiếp theo.