Dân Việt

Bức tranh quốc bảo đắt nhất thế giới từng được trả giá cho người giao nộp chỉ bằng một phần nghìn giá trị thực

S.S 19/08/2020 07:00 GMT+7
Bức tranh thư pháp quý giá chỉ có một, bị lưu lạc trong dân gian này đã phải trải qua bao cuộc ngã giá vô cùng gay cấn mới đến tay một nhà sưu tầm đồ cổ với giá gần 60 tỷ đồng, nhưng giá trị thực của nó còn hơn thế gấp nghìn vạn lần.

Có thể nói, những bộ sưu tập các cổ vật văn hóa nghệ thuật của triều đại nhà Thanh, Trung Quốc vô cùng lộng lẫy và vĩ đại, có sức thu hút hơn nhiều lần so với của các thế hệ trước. Đặc biệt là bộ sưu tập của tam đế Khang Hy, Ung Chính và Càn Long đã khiến cho bộ sưu tập của hoàng gia nhà Thanh vốn đã phong phú lại càng độc đáo nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, từ thời Càn Long, cơn sốt sưu tập trong cung đình đã suy giảm. Đến cuối thời nhà Thanh, do quốc sự sa sút các di tích, cổ vật văn hóa của triều đình liên tục bị cướp phá hoặc hủy hoại, rất nhiều thứ bị cướp đi, và cũng không ít phần lưu lạc dân gian ( đặc biệt là các bức tranh quý hiếm).

Bức tranh quốc bảo đắt nhất thế giới từng được trả giá cho người giao nộp chỉ bằng một phần nghìn giá trị thực - Ảnh 1.

Năm 1914, Nhà trưng bày Cổ vật được xây dựng, tới năm 1925, Bảo tàng Cố Cung được thành lập, mở ra một chương mới trong lịch sử Tử Cấm Thành. Bảo tàng Cố cung qua nhiều thế hệ đã luôn thực hiện các cuộc điều tra có hệ thống và quản lý thích hợp các di tích, cổ vật văn hóa của cung điện nhà Thanh theo những hướng dẫn cơ bản của bảo tàng công cộng. Đồng thời họ cũng chưa bao giờ từ bỏ công việc tìm kiếm và truy lùng các cổ vật văn hóa bị thất lạc của cung điện nhà Thanh.

Bức tranh quốc bảo đắt nhất thế giới từng được trả giá cho người giao nộp chỉ bằng một phần nghìn giá trị thực - Ảnh 2.

Năm 1945, Nhật Bản bị đánh bại và đầu hàng, hoàng đế bù nhìn của Mãn châu Quốc là Phổ Nghi cũng vội vàng bỏ trốn. Theo ghi chép lịch sử, hoàng cung lộng lẫy của vị vua này cũng bị thị vệ cùng thái giám ở lại cướp đoạt, hơn một ngàn bức tranh thư pháp quý giá bị cướp đi, trong đó có bức "Thập vịnh đồ" quý giá, sau đó tiếp tục lưu lạc trong dân gian.

Một ông cụ người Đông Bắc tự cho rằng bức tranh này là báu vật gia truyền của gia đình mình. Đây cũng là một điều dễ hiểu. Theo lời kể của ông lão, cha ông từng là thị vệ bên cạnh Phổ Nghi. Trước khi giải phóng, một hôm viên quan thị vệ này nhìn thấy bức "Thập vịnh đồ" nằm trên quầy hàng ven đường. Ông biết đó là một bức tranh đắt tiền nên đã mua nó. Sau khi viên quan thị vệ qua đời, bức tranh được truyền lại cho con trai ông, chính là ông lão người Đông Bắc.

Thập vịnh đồ là một bức tranh nổi tiếng của thời nhà Tống, được vẽ bởi một tài tử Giang Nam thời Bắc Tống. Sau này bức tranh được hoàng gia mua lại, đây cũng là bộ sưu tập của hoàng tộc các triều đại trước đây. Bức tranh này được đánh giá rất cao, vị tài tử này cũng chỉ vẽ duy nhất một bức tranh này trong cả cuộc đời, từ đó có thể thấy mức độ quý giá của bức tranh.

Sau khi ông lão cho biết đây là bức tranh của gia đình mình, ngay sau đó cục di tích văn hóa đã tìm tới và trả mức giá 10.000 nhân dân tệ để thu hồi lại. Tuy nhiên, ông lão không đồng ý và đưa ra mức giá 8 triệu tệ. Nhân viên của cục di tích từ chối, tại thời điểm năm 1992, 8 triệu tệ là một con số không tưởng. Lúc đó một hộ gia đình có 10.000 tệ là đã rất giàu rồi. Vị chuyên gia tăng thêm 20.000 tệ nhưng ông lão vẫn không đồng ý, nói rằng nếu mức giá này thì ông thà để truyền đời lại cho thế hệ sau vẫn hơn.

Sau khi nghe điều này, văn phòng di tích văn hóa địa phương cảm thấy ông lão đang đưa ra mức giá không tưởng, và câu chuyện mãi chưa thể có hồi kết. Một thời gian sau, công ty Hàn Hải tìm đến, tuyên truyền chính sách bảo vệ cổ vật của chính phủ. Theo đó, những người sưu tầm các cổ vật văn hóa bị thất lạc của Cố Cung từ trước có thể đem ra bán đấu giá. Đây cũng là một chính sách vừa có lợi cho chính phủ, vừa đảm bảo được lợi ích của người sưu tầm cổ vật.

Bức tranh quốc bảo đắt nhất thế giới từng được trả giá cho người giao nộp chỉ bằng một phần nghìn giá trị thực - Ảnh 3.

Cuối cùng, dưới sự bảo trợ của công ty Hàn Hải, một buổi đấu giá được tổ chức. Rất nhiều nhà sưu tầm đồ cổ đã tham gia và trả giá khiến buổi đấu giá vô cùng gay cấn. Cuối cùng, phía đơn vị bảo tàng của Tử Cấm Thành đã quyết tâm giành chiến tắng với mức giá 18 triệu tệ, tức là hơn 10 triệu tệ tròn so với mức giá đề nghị của ông lão Đông Bắc.