Bí ẩn truyền kỳ về những đôi giày đặt trên bờ trước mỗi vụ nhảy sông tự vẫn thời cổ đại
Bí ẩn truyền kỳ về những đôi giày đặt trên bờ trước mỗi vụ nhảy sông tự vẫn thời cổ đại
Thứ ba, ngày 11/08/2020 13:32 PM (GMT+7)
Việc cởi giày để lại trước khi nhảy sông tự tử của người cổ xưa nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu. Nhưng một số chuyên gia văn hóa đã đưa ra những suy đoán thú vị về điều này.
Trung Quốc là một quốc gia với hàng ngàn năm lịch sử cùng những phong tục tập quán bí ẩn khó hiểu. Văn hóa nơi đây như một cuốn sách dày lật mãi không hết. Rất nhiều phong tục cổ quán nơi đây khiến thời nay ai cũng phải đặt câu hỏi. Ví dụ như tại sao người xưa thường đặt đôi giày trên bờ mỗi khi gieo mình xuống sông tự vẫn.
Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ một nhân vật lịch sử vĩ đại của Trung Quốc – Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Dương Tử đánh thức cả nhân thế. Ông vốn là một người hoàng tộc nước Sở, học cao hiểu rộng, giỏi chính trị và cả văn chương. Nhưng do bị tham quan ghen gét, buông lời dèm pha, khiến vua Sở nghe theo đày ông ra đất Giang Nam. Khuất Nguyên trong tâm trạng chán nản và tuyệt vọng đã nhảy xuống sống Mịch La tự tử vào ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 278 trước công nguyên – Khi đó Khuất Nguyên mới 62 tuổi.
Sau đó, mọi người chỉ tìm thấy đôi giày của ông bên bờ sông, còn thi thể đã biến mất. Nói cách khác, khi Khuất Nguyên gieo mình xuống sông, ông đã cố tình bỏ lại đôi giày của mình. Những câu chuyện tương tự như vậy sau đó xảy ra rất nhiều. Ví như vợ của Tiêu Trọng Khanh là Lưu Thị trước khi nhảy xuống sông tự vẫn cũng đã cởi giày để lại trên bờ. Tiêu Trọng Khanh là một quan phủ nhỏ ở Lư Giang. Lưu Thị mặc dù được sinh ra trong một gia đình trung lưu nhưng được giáo dục rất tốt. Lưu Thị vốn là một người vợ đảm đang, lại có tài thêu dệt vải, một lòng kính trọng mẹ chồng, nhưng lại không được mẹ chồng coi trọng, thậm chí hắt hủi, đay nghiến khiến cuộc sống của hai vợ chồng gặp phải nhiều khó khăn. Hai người buộc phải xa nhau nhưng tình nghĩa vẫn sâu nặng và Lưu Thị giữ trọn lời thề non hẹn biển với chồng, không chịu nghe lời mai mối của anh trai, trầm mình xuống sông giải thoát. Tiêu Trọng Khanh sau khi biết tin vợ mất cũng treo cổ tự vẫn.
Việc cởi giày để lại trước khi nhảy sông tự tử của người cổ xưa nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu. Nhưng một số chuyên gia văn hóa đã đưa ra những suy đoán thú vị về điều này.
Trước hết, việc đầu tiên là chứng minh rằng bản thân đã tự tử. Mọi người đều biết rằng trên thực tế, nhảy sông một cách tự tử phức tạp hơn thông thường, đa phần thường là những người không biết bơi. Nếu những ai biết bơi khi nhảy xuống sông thường sẽ không chết ngay, bởi con người vốn có ý thức sinh tồn. Có điều cách thức này cũng rất dễ bị người xấu lợi dụng cho một mưu đồ bất chính nào đó, bởi lẽ việc để lại giày cũng có thể là ngụy tạo. Bởi vậy người xưa cũng phải thực hiện khám nghiệm tử thi để kiểm tra xem cơ thể có dấu hiệu bị sát hại hay không. Điều này cũng là để phản ánh sự nghiêm ngặt trong việc xử lý vụ việc.
Điểm thứ hai cũng quan trọng hơn, bởi vì trong thời cổ đại mọi người rất hay để ý các tiểu tiết. Ví dụ, sau khi chết, mọi người phải được chôn cất hoặc đưa vào từ đường tổ tiên, như vậy linh hồn sẽ không phiêu dạt tứ phương. Tuy nhiên, có một loại người không được phép vào mộ tổ tiên hoặc từ đường, đó là những người chết đột xuất ngoài ý muốn.
Những kiểu người này thường là chết do thiên tai nhân họa, không thể nhập vào từ đường tổ tiên. Người cổ xưa quan niệm những người chết trong trường hợp này không được coi là may mắn và cần phải kiêng kỵ. Vì lý do này, những người tự tử bằng cách gieo mình xuống sông cũng sẽ đặt giày bên bờ sông để chứng minh rằng họ đã tự tử, để linh hồn họ có nơi an nghỉ sau khi chết.
Một điểm nữa là họ để giày lại để tạo điều kiện cho người thân trong gia đình có thể thu nhặt "thi thể". Đây là một cách tư duy không hề khoa trương. Người thân có thể xác định vị trí gần đúng nơi họ gieo mình xuống sông theo vị trí của đôi giày, nhờ đó có thể tìm thấy xác để chôn cất. Đặc biệt là người cổ đại, họ đều tin rằng "nhập thổ vi an", sau khi thi thể được đặt vào đúng chỗ, sự oán giận trong suốt cuộc đời kiếp trước có thể tiêu tan. Theo thời gian, điều này đã trở thành một "phong tục". Vì vậy, khi người xưa gieo mình xuống sông tự vẫn, họ sẽ đặt đôi giày của mình ở lại trên bờ trước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.