Dân Việt

Phú Thọ: 30 năm làm loại bánh đặc sản, ở Hà Nội nghe tiếng rao bán lại nhớ quê nao lòng

Hoàng Dũng 26/08/2020 13:15 GMT+7
"Ai bánh khúc đi", câu rao quen thuộc mà bất kỳ ai cũng đều bất giác nhớ nhung mỗi khi sáng sớm hay tối muộn. Và ở tỉnh Phú Thọ, có một gia đình đã khấm khá nhờ 30 năm gắn bó với nghề làm loại bánh "gây thương nhớ" này.
Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 1.

Gia đình bà Tâm đã làm bánh khúc 30 năm nay

Từ những lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến phố Hồng Hà, phường Tiên Cát, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cách xa vài chục mét, chúng tôi đã ngửi thấy mùi hành khô, mùi bánh thơm phức khiến chúng tôi không thể kìm lòng, mong muốn sớm có mặt để gặp chủ nhân và thưởng thức loại bánh khúc thơm ngon nức vùng.

Vào đến cổng, chúng tôi thấy bên trong có cả chục người đang lúi húi, mỗi người mỗi việc, cặm cụi rửa lá, phi hành, nặn nhân, gói bánh.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 2.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 3.

Rửa sạch lá, chọn nguyên liệu là khâu đặc biệt quan trọng.

Gặp chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm với nụ cười hiền, phúc hậu, xen lẫn sự niềm nở đón tiếp. Theo bà Tâm, nguyên liệu để làm ra loại bánh "gây thương nhớ" này chỉ là những nguyên liệu quen thuộc như: Gạo nếp, đỗ xanh, lá khúc, thịt mỡ, hành khô…

"Năm 1992, gia đình tôi vô tình gặp được một người làm nghề bánh khúc lâu năm tại Bắc Ninh, đây cũng là cái nôi của nghề làm loại bánh này. Không biết do cái duyên, hay do cảm tình với gia đình tôi mà người này đã truyền mọi bí kíp để làm ra loại bánh khúc thơm ngon này", bà Tâm vui vẻ chia sẻ.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 4.

Nhờ một người ở Bắc Ninh mà gia đình bà Tâm có được bí quyết làm bánh khúc ngon nức tiếng

Cũng theo bà Tâm, để tạo ra những chiếc bánh khúc thơm ngon, mềm dẻo không phải đơn giản. Từ cách thức pha chế, nhào trộn đến khi hấp bánh là một quá trình phức tạp cần nhiều công sức và sự khéo léo.

Hạt gạo nếp phải được lựa chọn kỹ lưỡng từ vùng Hà Bắc xưa kia và là Bắc Ninh ngày nay. Sau khi ngâm đủ thời gian, gạo nếp nấu thành xôi dẻo dai, thơm ngon.

Tiếp đến, hành khô được phi thơm cùng thịt mỡ nhào trộn cùng những hạt đỗ bở, thơm và gia vị tạo thành nhân bánh.

Muốn bánh khúc có hương vị thơm đặc trưng và đậm đà, phải chọn được lá khúc già, đã ra hoa, có bản nhỏ, dày, màu bạc.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 5.

Lá khúc phải là loại lá già, bản nhỏ, dày và màu bạc mới đảm bảo mùi đặc trưng.

"Khi nhân bánh đã hòa quyện, gạo và rau khúc nhuần nhuyễn, lớp vỏ xôi mỏng bao quanh kín nhân bánh, rồi xếp vào nồi xôi hấp từ 2 - 3 giờ là được. Tiếp đến, những chiếc lá chuối bánh tẻ đã được chuẩn bị kỹ càng, vệ sinh sạch sẽ để gói bánh khúc. Cuối cùng là đóng gói bánh, chuyển đi giao cho các mối buôn", bà Tâm cho biết.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 6.

Cho vào lò hấp khoảng 2 - 3 tiếng là bánh sẽ chín.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 7.

Phú Thọ: Khấm khá nhờ 30 năm làm loại bánh lâu ngày không được nghe rao bán là nhớ nhung - Ảnh 8.

Cuối cùng là đóng hộp bánh và xuất bán.

Bà Tâm cho biết, tất cả các công đoạn làm bánh khúc đều hoàn toàn bằng tay. Mỗi ngày, gia đình bà chỉ làm được khoảng 4.000 chiếc bánh, giá bán lẻ là 9.000 đồng/chiếc, nếu bán buôn là 6.000 đồng/chiếc. Sản phẩm không chỉ được khẳng định ở Phú Thọ mà các tỉnh xung quanh như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nội, thậm chí là cả các tỉnh miền trong như TP.HCM, Bình Dương…

"Trước nhu cầu lớn của thị trường, sắp tới, tôi sẽ mở rộng cơ sở, làm thương hiệu nhận diện, gắn nhãn mác và thành lập HTX để đưa sản phẩm ra thị trường nhiều hơn", bà Tâm vui vẻ chia sẻ.