Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây có khoản thu khá

Thứ năm, ngày 30/07/2020 15:07 PM (GMT+7)
Từ bao đời nay người dân ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) đã gắn bó với nghề làm bánh tráng mỏng và đây cũng là nguồn thu nhập chính của 144 hộ dân nơi đây.
Bình luận 0
Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 1.

Bánh tráng mỏng Hành Trung nay đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Sản phẩm làm ra được thương lái đến tận nhà thu mua, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Chị Tăng Thị Liễu chia sẻ, trung bình mỗi ngày gia đình chị làm được 15 - 20 kg gạo cho ra được hơn thiên (nghìn) bánh, trừ chi phí thì gia đình chị trung bình có thu nhập từ 300.000 - 400.000 đồng/ngày. Vào dịp gần Tết thì nhu cầu hàng tăng cao nên làm ngày làm đêm, thu nhập cũng tăng gấp đôi ngày thường.

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 2.

Với quy mô của một làng nghề truyền thống hiện có 144 hộ, với gần 400 lao động tham gia sản xuất, bánh tráng Hành Trung mỗi ngày cung ứng cho thị trường lượng sản phẩm khá dồi dào, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 3.

Hầu hết người dân ở đây sản xuất theo phương pháp truyền thống với quy mô hộ gia đình nên sản lượng là chưa cao và chưa có tính liên kết sản xuất.

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 4.

Để bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm bánh tráng mỏng và phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ đã tự tìm hướng đi mới mang tính hiệu quả hơn...

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 5.

...và bước đi đầu tiên đó là thay đổi phương pháp sản xuất. Hiện ở thôn Hiệp Phổ Trung có 2 hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc làm bánh tráng để tăng năng suất, sản lượng cung ứng cho thị trường; hướng đi này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế tích cực.

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 6.

Là người tiên phong đầu tư hệ thống máy móc làm bánh tráng mỏng, đến nay cơ sở của ông Võ Bảo đã xây dựng được cho mình nguồn tiêu thụ ổn định, có chỗ đứng trong lòng khách hàng. Trung bình mỗi ngày cơ sở của ông sử dụng khoảng 200 - 300 kg gạo (thời điểm này sức tiêu thụ bị hụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19) nhưng vào thời cao điểm có khi mỗi ngày làm hết 500 - 600kg gạo. Gia đình ông cũng tạo được công ăn việc làm cho 8 lao động địa phương với thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người.

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 7.

Nhưng đó cũng mới chỉ là bước đi đầu tiên; để sản phẩm bánh tráng mỏng Hành Trung có được chỗ đứng trên thị trường thì cần nhiều hơn thế...

Nhờ loại bánh làm từ bột gạo mỏng dính như tờ mà dân ở đây phấn khởi ra mặt - Ảnh 8.

Cách đây vài năm, làng bánh tráng Hiệp Phổ Trung có hơn 200 hộ tham gia sản xuất nhưng vì tính hiệu quả kinh tế chưa cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nghề khác. "Khuyến khích người dân sản xuất theo dây chuyền hiện đại, mong muốn nhận được hỗ trợ từ các nguồn vốn vay ưu đãi cho người dân, hướng tới thành lập tổ Hợp tác xã và nhờ các bên tư vấn để làm thủ tục đề nghị Cục Sở hữu trí thuệ công nhận nhãn hiệu cho sản phẩm bánh tráng Hành Trung" - Phó Chủ tịch UBND xã Hành Trung, Trần Văn Thiện cho biết.


Đ.T (Báo Quảng Ngãi)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem