Nhà Đường ở thời Trung Quốc cổ đại là một triều đại mở cửa với thế giới bên ngoài. Trong thời kỳ này, một số lượng lớn sứ thần, học giả, nhà sư, doanh nhân từ các quốc gia bên ngoài, đặc biệt là một số lượng lớn các dân tộc thiểu số (hung nô) đã du nhập vào nhà Đường. Điều này khiến cho "Hồ phong" (cách gọi ám chỉ luồng gió phong cách dân tộc thiểu số Tây vực thổi vào trung nguyên) trở nên hưng thịnh và có ảnh hưởng sâu rộng trong một thời gian dài.
Trong cuốn sách "Nên văn minh của Trường An và Tây vực thời nhà Đường" đã có đoạn ghi chép: "Nhà Lý Đường bắt nguồn từ các vùng phía Tây, và có lịch sử từ thời nhà Chu và nhà Tùy. Từ thế kỷ thứ bảy, Trường An gần như là một thành phố quốc tế, mọi loại người và tôn giáo đều có mặt ở Trường An. Các chính sách hung tài của Đường Thái Tông vừa vững chắc nhưng lại rất uyển chuyển, khiến thiên hạ thái bình. Đến thời Đường Huyền Tông, thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử nhà đường, cũng vô cùng coi trọng phong cách Tây vực: trang phục, thức ăn, cung điện, âm nhạc và khiêu vũ, hội họa, và các cuộc thi; tất cả các khía cạnh xã hội của nó đều được biến đổi một cách mơ hồ."
Người dân Trường An vào thời điểm đó đặc biệt ngưỡng mộ Hồ phong, người ở các vùng khác cũng rất sùng bái Hồ phong. Điều này kéo dài suốt cả triều đại nhà Đường. "Mọi tầng lớp trong xã hội và mọi mặt sinh hoạt đời Đường đều có chân dung và đồ trang trí của người Iran, người Ấn Độ và người Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù người ta cho rằng mới có mặt ở thế kỷ thứ VIII, Hồ phục (trang phục), hồ thực (thức ăn), và Hồ lạc ( vui chơi giải trí) đều đặc biệt được ưa chuộng, nhưng trên thực tế, cả triều đại nhà Đường không có tầng lớp nào là thoát khỏi sự "ám ảnh" dùng hàng ngoại, đặc biệt là phụ nữ thời nhà Đường.
Về phương diện tiêu thụ thực phẩm, Hồ thực được đặc biệt hoan nghênh. Các loại bánh của người Hồ ( người thiểu số, tây vực), gọi chung là "hồ bính" xuất hiện nhiều trong danh sách mua bán của các nữ nhân hàng ngày, đặc biệt trong các dịp lễ Tết.
Về tiêu dùng quần áo, phụ nữ thời Đường bị ảnh hưởng đặc biệt bởi Hồ Phong. Phụ nữ thời nhà Đường thích mặc trang phục của người Hồ, đây cũng là một sở thích lớn nhất của phụ nữ thời kỳ này. Trong cuốn "Mộng khê bút đàm" của tác giả Thẩm Quát có viết: "Quần áo, mũ nón của Trung Quốc từ thời bắc tề đều là từ Hồ phục. Ống tay áo hẹp, màu xanh xen lẫn màu đỏ, có đai thắt nơ, ống giày cao … tất cả đều là của người Hồ".
Bị ảnh hưởng bởi Hồ phong, vào giữa triều đại nhà Đường, Hồ phục được tất cả các phụ nữ cuồng nộ và yêu thích. Phong cách trang điểm của người Hồ phổ biến lúc bấy giờ có nguồn gốc từ Thổ phồn (Tây tạng). Đặc điểm là họ không dặm phấn trắng, hồng lên mặt mà trang điểm theo lối mặt tự nhiên như màu đất thổ phồn, môi đỏ sậm, hai lông mày rủ xuống. Bạch Cư Dị đã mô tả chi tiết về kiểu trang điểm này của người Hồ trong cuốn "Thời thế trang" bằng một bài thơ, nội dung đại loại là: "Những người trang điểm như thế này đến từ khắp nơi, với kiểu trang điểm mang lại cảm giác không xa không gần, mặt không má hồng son đỏ, đôi môi bôi cao dày sậm như mếu máo, lông may tô vẽ chữ bát, đượm buồn bã …" . Kiểu trang điểm Hồ phong này từng trở thành mốt trang điểm thời thượng của phụ nữ vào giữa thời nhà Đường.
Tình yêu của phụ nữ thời Đường dành cho Hồ trang (phong cách trang điểm) thể hiện qua việc tiêu thụ lượng lớn mỹ phẩm, trong đó có nhiều mỹ phẩm được làm ở nước ngoài.
Hương liệu, là một trong những sản phẩm ngoại nhập, cũng được phụ nữ thời Đường yêu thích. Trong sử sách từng có một đoạn ghi chép như sau "Đàn ông và phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đời Đường như sống trong môi trường có mây thơm bao quanh". Điều này cho thấy hương liệu được sử dụng rộng rãi trong giới thượng lưu. Sau đó, ngoài phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu, kỹ nữ cũng là đối tượng sử dụng hương liệu chính. Do người nhà Đường có nhu cầu hương liệu tương đối lớn, chủng loại và số lượng hương liệu được làm ra trong nước kém xa so với nước ngoài nên không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, hầu hết các nguồn hương liệu trong thời Đường đều phải nhập khẩu.
Đồ trang sức, ngà voi, sừng tê giác, vỏ đồi mồi và các vật phẩm quý giá và kỳ lạ khác được nhập khẩu từ bên ngoài cũng được phụ nữ nhà Đường say mê cuồng nhiệt và trở thành đồ cưng trong sưu tập trang sức của họ. Vào thời nhà Đường, "sắt sắt" là tên gọi một loại đá quý nhập khẩu rất đắt tiền, và thường được phụ nữ sử dụng như một phụ kiện cài tóc của họ
Ngoài "sắt sắt", một số lượng lớn ngà voi và sừng tê giác nhập khẩu từ thời nhà Đường cũng thường được sử dụng để làm phụ kiện cài đầu rất tinh xảo của phụ nữ. Ngoài ra, các loại mai rùa, san hô ... nhập khẩu cũng được dùng để làm đồ trang sức.
Thời kỳ đầu thành lập nhà Đường, do tác động của cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời nhà Tùy, kinh tế xã hội suy thoái, vật chất thiếu thốn, dân sinh sa sút, đất nước lâm vào cảnh điêu đứng. Trên cơ sở đó, các nhà cai trị đầu thời Đường đã thực hiện một loạt biện pháp để khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất. Về tiêu dùng xã hội, họ đã ban hành các sắc lệnh hạn chế cuộc sống sa hoa, đẩy mạnh tiêu dùng tiết kiệm. Dưới ảnh hưởng tư tưởng cuộc sống tiết kiệm của Đường Thái Tông, các cung nữ trong hậu cung cũng thực hành tiết kiệm. Vào thời kỳ này, toàn xã hội cũng chủ trương sống tiết kiệm. Sau khi Đường Cao Tông lên ngôi, ông cũng duy trì lối sống giản dị này trong toàn quốc.
Sau một thời gian khôi phục và phát triển, đến thời kỳ Võ Tắc Thiên, Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông, kinh tế đất nước dần được cải thiện, ham muốn tiêu dùng của người dân được kích thích, cuộc sống xa hoa cũng quay trở lại. Mặc dù các hoàng đế cũng đã ban hành nhiều sắc lệnh yêu cầu người dân sống tiết kiệm, nhưng chúng chỉ có tác dụng tạm thời, về cơ bản không chấm dứt được sự xa hoa. Kể từ khi chuyển đổi khái niệm tiêu dùng sang xa xỉ, những phụ nữ có trình độ cũng bắt đầu theo đuổi sự sang trọng và ủng hộ tiêu dùng xa xỉ sau khi đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản nhất. Về tiêu dùng xa xỉ, phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu luôn dẫn đầu.
Về thực phẩm, sử sách Thiên bảo có đoạn ghi chép: "công chúa các triều thường xuyên được thưởng thức những món ăn ngon từ khắp các nơi dâng lên"
Về đi lại, "phụ nữ thượng lưu, phi tần triều đình thường đi lại trên những cỗ xe trang trí bắt mắt bằng vàng hay dát ngọc, đa phần đều là xe ngựa. Họ còn đấu giá những con ngựa nổi tiếng, thi nhau dát vàng trên xe ngựa, cạnh tranh để có được cỗ xe sang trọng nhất".
Về phương diện nhà ở, sử sách có đoạn: "Công chúa An Lạc nắm giữ ruộng đất của lão bách tính, xây dựng đầm sen, tiêu tốn hàng trăm triệu ngân khố. Công chúa Trường Ninh đã xây dựng cung điện đầu tiên của mình ở Lạc Dương với những vật liệu gỗ quý đáng giá hàng trăm lượng vàng … Vào thời Hoàng đế Huyền Tông nhà Đường, "chị em cung tần mỹ nữ tranh tài đoạt lộc", "mỗi lần xây dựng một sảnh đường đều phi nhân lực ngày đêm, tiêu tốn rất nhiều ngân lượng …"
Vào đầu thời nhà Đường, phụ nữ không đeo nhiều đồ trang sức, nhưng đến giữa và cuối thời nhà Đường, đồ trang sức ngày càng trở nên phổ biến. Trong "Đường ngữ lâm" có đoạn mô tả: "phụ nữ trong kinh thành mang đồ trang sức bằng vàng, ngọc, ngọc trai và ngọc lục bảo; mỗi bước đi đều lắc lư lấp lánh ánh vàng …" Ngoài đồ trang sức, một lượng lớn phấn son cũng được phụ nữ thượng lưu sử dụng quanh năm ngày tháng.
Về tiêu dùng quần áo, hình ảnh tấm áo lụa, áo lót và váy phụ nữ mặc hàng ngày cũng phản ánh bầu không khí xã hội ngày càng xa hoa. Áo lụa và váy của phụ nữ đầu thời nhà Đường tương đối hẹp và đơn giản. Từ giữa thời Đường đến cuối thời Đường, tạo hình tay áo trở nên rộng hơn, có những chiếc còn rộng tới bốn thước. Váy càng ngày càng rộng, càng ngày càng dài, có những chiếc thậm chí còn có thể "tạo thành một cái lều, thật là xa xỉ". Những bộ quần áo này tốn rất nhiều vải và nhân công may vá. Thời Đường Văn Tông cũng đã từng có sắc lệnh ghi lại rằng "Váy của phụ nữ dài không quá năm tấc, vệt váy quét sàn nhà không quá ba tấc, và tay áo không quá một tấc năm phân." Tuy nhiên, từ ghi chép, sắc lệnh sau khi được ban hành rất ít hiệu lực, và phong cách sang trọng trong lối ăn mặc vẫn còn tồn tại. Trong "Cựu đường thư" còn có đoạn ghi chép: "Có đến 700 nữ nhân chỉ chuyên may y phục cho Dương Quý Phi".
Có thể nói tình trạng chi tiêu xa xỉ của phụ nữ thời nhà Đường phản ánh khá nhiều thứ bất cập trong xã hội thời kỳ đó. Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu có số lượng tương đối ít, nhưng họ chiếm được nhiều của cải xã hội hơn, trong khi phần lớn nữ thường dân lại làm ra của cải ít hơn. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong phân phối thu nhập và mức tiêu dùng khác nhau quá lớn có thể dễ dàng dẫn đến lòng căm thù người giàu ở tầng lớp dưới cùng, điều này không có lợi cho sự ổn định xã hội.
Ngoài ra, xét trên một góc cạnh khác, tiêu dùng xa hoa của phụ nữ thời Đường cũng gây ra tình trạng lãng phí và hủy hoại tài nguyên nghiêm trọng. Khi xu hướng phụ nữ mua hàng xa xỉ trong thời nhà Đường ngày càng phát triển, các lái buôn sẽ tạo ra và bán nhiều sản phẩm mới lạ và cao cấp hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của phụ nữ giàu có. Và phụ nữ giàu có thường bỏ cái cũ và mua cái mới, dẫn đến tiêu dùng ồ ạt và lãng phí tài nguyên. Ngoài ra, việc tiêu xài xa hoa của phụ nữ trong nhà Đường cũng gây ra thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như sau khi công chúa An Lạc làm váy từ lông chim, các quan chức và dân thường cũng bắt chước theo, kết quả là hầu hết tất cả các động vật lạ và thú vật đều bị bắt.