Chắc mọi người sẽ tự hỏi, đêm tân hôn động phòng mà có vợ cả đứng ở ngoài "nghe" thì sẽ thế nào?
Trong xã hội phong kiến cổ đại, địa vị của người phụ nữ rất thấp, không chỉ thế còn bị bó buộc bởi vô số đạo lý cổ hủ, giáo điều, đại đa số thời gian chỉ có thể ở giúp chồng dạy con, không thể xuất đầu lộ diện.
Đặc biệt, thời xưa đàn ông tam thê tứ thiếp được gọi là biểu tượng của quyền lực. Thế nhưng, cưới một người thiếp tức vợ lẽ cũng rất rắc rối. Trong quá trình nạp thiếp cho chồng, chính thê tức vợ cả không chỉ phải tham dự hôn lễ mà ngay cả chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng cần can thiệp vào. Nguyên nhân phía sau khiến người ta không khỏi mặt đỏ tim đập.
Theo ghi chép lại, thời cổ đại ngoại trừ việc trọng nam khinh nữ, ngay cả phụ nữ với nhau cũng có quan niệm giai cấp rõ ràng. Tại rất nhiều gia tộc lớn, địa vị của người vợ cả chỉ đứng sau chồng mình, được coi là nữ chủ. Thế nhưng, địa vị của những người vợ lẽ chỉ cao hơn người hầu, nô bộc một chút.
Điều đáng chú ý là, vợ lẽ không có quyền được một mình qua đêm với chồng, nhất là trong đêm tân hôn. Ngày hôm đó, vợ cả và nha hoàn cũng sẽ có mặt. Không chỉ phòng tân hôn do họ sắp đặt, trang trí, khi người chồng và vợ lẽ động phòng, vợ cả và nha hoàn cũng phải đứng phía ngoài giám sát, hầu hạ.
Trước hết, người vợ cả sẽ đặt một mảnh vải trắng trên giường để xác minh xem vợ lẽ có còn giữ được sự trong trắng hay không. Đồng thời, vợ cả cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn chuyện phòng the cho vợ lẽ. Tất cả là để người đàn ông mà họ gọi là chồng được thoải mái, sung sướng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Sau khi vợ lẽ và chồng ân ái xong xuôi, vợ cả sẽ giám sát, đưa vợ lẽ về phòng của mình. Khi người vợ lẽ an phận trong phòng, vợ cả sẽ quay lại hầu hạ chồng. Hành động này là để xác lập địa vị trong nhà, nhắc nhở vợ lẽ biết trên biết dưới.
Từ đó về sau, mọi sinh hoạt vợ chồng của vợ lẽ đều bị vợ cả giám sát chặt chẽ. Nếu có hành động vượt quá quyền hạn hoặc cố ý mê hoặc, dụ dỗ người chồng, chắc chắn sẽ bị vợ cả tìm cách để dằn mặt. Không ít trường hợp vợ lẽ vì thân cô, thế cô, được chồng yêu thương một chút mà gặp họa. Không những con không giữ được, mạng cũng chẳng còn.
Ngoài ra, cho dù vợ lẽ được sủng ái đến nhường nào cũng không được ghi vào gia phả. Sinh con ra không được nghe con gọi mẹ, kể cả con cháu ruột thịt có yêu thương, quan tâm chăm sóc cũng không thể danh chính ngôn thuận gọi là mẹ, chỉ có thể gọi là mẹ kế, thực sự rất đáng thương.